Monday, August 31, 2009

Về Điều 4 Hiến Pháp -- trên quan điểm pháp lý, chính trị, văn hóa và đạo lý

From: nguyenhthong@earthlink.net Date: 17 Sep 2007
Subject: RE: NGUYEN HUU THONG - DIEU 4 HIEN PHAP


THUA QUY VI VA CAC BAN,

 DINH KEM THEO DAY LA BAI MINH DINH VOI ONG NGUYEN MINH TRIET VE DIEU 4 HIEN PHAP. DAY KHONG PHAI CHI LA TAI LIEU BIEN KHAO VE PHAP LUAT MA CON LA BAN CAO TRANG KET AN DANG CONG SAN TRUOC QUOC DAN VA LICH SU.  YEU CAU QUY VI VA CAC BAN VUI LONG PHO BIEN RONG RAI TAI LIEU NAY CHO DONG BAO CAC GIOI TRONG VA NGOAI NUOC. XIN CAM ON,   ----LS NGUYEN HUU THONG


 

MINH ĐỊNH VỚI ÔNG NGUYỄN MINH TRIẾT

                  VỀ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ,

                   VĂN HÓA VÀ ĐẠO LÝ

 

                                  Luật sư Nguyễn Hữu Thống

 

Tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước, đã nói chuyện về Điều 4 Hiến Pháp với các cán bộ lãnh đạo và công nhân viên chức Tổng Cục Chính Trị Bộ Quốc Phòng.

 

Trong dịp này ông nhấn mạnh đến nhiệm vụ của Quân Đội Nhân Dân là xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Mà muốn tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội phải xây dựng và bảo vệ Đảng Cộng Sản. Đó là lập trường bất di bất dịch : "Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 Hiến Pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát".

 

Như vậy, đối với các cán bộ đảng viên, khẩu hiệu tuyên truyền chiến lược của Đảng Cộng Sản là: "Bỏ Điều 4 Hiến Pháp là bỏ Đảng, là tự sát".

 

Trên quan điểm pháp lý và chính trị, văn hóa và đạo lý, chúng ta minh định với ông Nguyễn Minh Triết về Điều 4 Hiến Pháp.

 

Điều 4 viết: "Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân ... đại biểu trung thành của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội". Điều này chép lại Điều 6 Hiến Pháp Liên Bang Sô Viết dành độc quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng Sản Liên Xô.

 

Sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Đông Âu năm 1989 và tại Liên Xô năm 1991, tất cả các nước cộng sản cũ tại miền thế giới này đã đồng loạt xóa bỏ 3 điều trong Hiến Pháp:

1)     Chủ Nghĩa  Xã Hội Mác-Lênin và chế độ  Chuyên Chính Vô Sản

2)     Sự Độc Quyền Tư Tưởng và Độc Quyền Ý Thức Hệ

3)     Chính sách Độc Đảng và Độc Quyền Lãnh Đạo của đảng cầm quyền.

 

Ngày nay, mặc dầu không còn "Điều 6 Hiến Pháp" tại Cộng Hòa Nga cũng như tại các quốc gia đã giã từ chế độ cộng sản,  những thành phần giác ngộ và tiến bộ trong các đảng cộng sản cũ đã thay đổi chủ trương và tư duy để kết tập trong các tổ chức chính trị theo Chủ Nghĩa Dân Chủ Tự Do hay Dân Chủ Xã Hội (Democratic Socialism). Và, thay vì "tự sát", họ vẫn có vai trò và chỗ đứng trong cuộc đấu tranh đại nghị đòi thực thi tự do nhân quyền cho người dân và phát triển kinh tế cho đất nước. Mấy năm trước đây, một vị lãnh đạo Đảng Cộng Sản Ba Lan cũ đã được quốc dân bầu vào chức vụ thủ tướng. Và đương kim Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng là một nữ chính khách đã từng sinh hoạt trong chế độ Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức).

 

Đó là những dẫn chứng điển hình để phản bác lời tiên đoán có tính hù dọa của ông Nguyễn Minh Triết trước tập thể Quân Đội Nhân Dân bằng khẩu hiệu "Độc Đảng hay là Chết !".

 

Cũng như tại các quốc gia văn minh trên thế giới, hai mục tiêu chiến lược của Việt Nam ngày nay là xây dựng dân chủ và phát triển kinh tế xã hội. Công cuộc này đòi hỏi phải có tự do nhân quyền trong một nhà nước Dân  Chủ Pháp Trị.

 

Điều nghịch lý là hiện nay hệ thống luật pháp thực dụng để phục vụ quyền lợi của Đảng CS không có tính Chính Thống Pháp Lý. Vì nó đi trái Luật Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành để áp dụng cho tất cả mọi người. 

 

Vì nhu cầu tuyên truyền đối ngoại, Hiến Pháp 1992 hiện hành đã ghi chép hầu hết những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân, từ tự do dân sự, tự do tinh thần, tự do chính trị đến những quyền kinh tế xã hội và văn hóa giáo dục. (Còn sự tước đoạt nhân quyền bẳng các đạo luật áp dụng vi hiến do quốc hội ban hành, cũng như bằng sụ giải thích luật pháp xuyên tạc của tòa án, lại là vấn đề khác).

 

Tuy nhiên, có hai ngoại lệ phát sinh từ thuyết Chuyên Chính Vô Sản là các hệ thống độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Hai độc quyền này được định chế hóa bởi Điều 4 Hiến Pháp. Hậu quả là Điều 4 có tác dụng phủ nhận toàn diện và phá vỡ tất cả những định chế hiến pháp dân chủ liên quan đến 26 nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân mà nhân loại văn minh  đã khổ công xây dựng từ hàng trăm năm nay.

 

Trên bình diện chính trị và văn hóa đó là quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do tư tưởng, tự do văn hóa, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, quyền thông tin, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, quyền tự do tuyển cử, quyền tự do lập đảng, quyền mít-tinh biểu tình, quyền khiếu nại khiếu tố, và đặc biệt là quyền đối kháng là một quyền liên lập và liên quan với quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền tham gia chính quyền. Những quyền này được quy định trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà các quốc gia hội viên kết ước đã minh thị cam kết sẽ tôn trọng và thực thi.

 

 Về mặt pháp lý và chính trị, văn hóa và đạo lý, Điều 4 Hiến Pháp đi trái Luật Quốc Tế Nhân Quyền, phản lại Hiến Pháp và đi trái Lòng Dân.

 

 

ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP ĐI TRÁI LUẬT

QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN.               

 

Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi  những điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) và Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998).

 

Năm 1982 Việt Nam tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (Công Ước Dân Sự Chính Trị). Về mặt quốc tế công pháp, Công Ước này đã được chính phủ ký kết và quốc hội phê chuẩn, nên có giá trị là một hiệp ước quốc tế, và có hiệu lực pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia.  

 

Trên bình diện pháp lý và đạo lý, muốn có chính thống phải đặt vấn đề Chính Danh. Người xưa nói: " Danh có chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì việc mới thành". Quan niệm Chính Danh do các nhà hiền triết Đông Phương đề xướng từ 2500 năm để phân biệt trắng đen, phải trái, chính tà, thiện ác. Ngày nay, hơn bao giờ hết, nó có tính thời sự. Do chính sách thông tin một chiều, với tuyên truyền dối trá, che dấu sự thật, không trọng lẽ phải, văn hóa và đạo lý.

 

Về mặt chính trị xã hội, với quan niệm Chính Danh, chúng ta phân biệt Dân Chủ và Chuyên Chế, Dân Chủ Pháp Trị và Độc Tài Đảng Trị, Công Lý và Bất Công, Nhân Quyền và Bạo Quyền. Mà muốn có dân chủ pháp trị phải có xã hội đa nguyên và chính trị đa đảng. Trong chế độ độc tài đảng trị chúng ta gặp trở ngại do cái gọi là chuyên chính vô sản, chuyên chính tư tưởng, pháp quyền XHCN và dân chủ tập trung.

 

Dân chủ tập trung là gì?  Theo Hồ Chí Minh "dân có quyền có tài sản: đó là dân chủ. Nhưng vì dân không biết giữ nên phải giao cho Chủ Tịch Đảng giữ dùm. Chủ Tịch bỏ vào rương, khóa lại và cất chìa khóa vào túi: đó là tập trung". Tài sản ở đây có thể là ruộng đất mà Đảng CS đã công hữu hóa, mà cũng là quyền lợi  của công dân, như những quyền dân sự chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa giáo dục. Những quyền này được Luật Quốc Tế Nhân Quyền đề xướng và bảo vệ, nhưng đã bị Đảng cất giữ và khóa kín không cho Dân sử dụng.

 

Từ thập niên 1910 Nguyễn Tất Thành có chấp phụ là Phan Chu Trinh, sư phụ là Phan Văn Trường, có các chiến hữu như Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và các đồng chí như Leon Blum, Maurice Moutet trong Đảng Xã Hội Pháp. Nguyễn Ái Quốc không phải là tên riêng của ông, mà là bút hiệu chung của "Ngũ Long" Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành. Dưới bút hiệu này, họ đã viết những bài đòi quyền Dân Tộc Tự Quyết trên các báo Xã Hội như Humanité (Nhân Loại) hay Le Populaire (Dân Chúng). Nhưng từ các thập niên 1920 và 1930, khi quy phục Stalin và Mao Trạch Đông trong các Đảng Cộng Sản, gần mực thì đen, Hồ Chí Minh đã trở thành vô minh quên hết tình tự dân tộc chỉ nghĩ đến việc thiết lập dân chủ tập trung và chuyên chính vô sản.

 

Nhân quyền và những quyền tự do cơ bản được đề xướng và khai triển trong Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948).

 

Phần Mở Đầu Tuyên Ngôn Phụ Đính viết:

 

"Cần nhắc lại rằng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được đề xướng và thực thi công bằng và đồng đều, sự thực thi quyền này không gây trở ngại cho sự thực hiện quyền kia.

"Nhấn mạnh rằng Quốc Gia có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải đề xướng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản".

 

Những quyền này được ghi trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Đính,  cũng như trong Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa. Căn cứ vào Luật Quốc Tế Nhân Quyền, các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các quốc gia đã ký kết tham gia Công Ước Dân Sự Chính Trị, chỉ có thể chấp nhận một loại nhân quyền duy nhất áp dụng trên toàn cầu cho tất cả mọi người.

 

Chiếu Điều 2 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham gia Công Ước đã cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản được thừa nhận cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do cơ bản ghi trong Công Ước chưa được quy định thành văn trong hiến pháp và luật pháp quốc gia (như quyền tự do tư tưởng), thì các quốc gia kết ước ( như Việt Nam) có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc hay tu chính hiến pháp cho phù hợp với tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành.

 

Trong trường hợp quốc gia kết ước không quy định những quyền này trong hiến pháp hay luật pháp quốc gia, thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (như quyền tự do tư tưởng) vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.

 

Quyền tự do tư tưởng được thừa nhận trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Điều 18) và trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (Điều 18). Mặc dầu vậy, Điều 4 Hiến Pháp đã dành cho Đảng CS độc quyền tư tưởng buộc toàn dân phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nếu quả thật có loại tư tưởng này). Như vậy Điều 4 Hiến Pháp đi trái với Luật Quốc Tế Nhân Quyền, đặc biệt là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Dân Sự Chính Trị.

 

Về mặt quốc tế công pháp, các Công Ước Quốc Tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Dân Sự Chính Trị là những hiệp ước quốc tế đã được chính phủ ký kết và quốc hội phê chuẩn, nên có hiệu lực pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia.

 

Năm 1945, 50 Quốc Gia Đồng Minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc và công bố  Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ hòa bình cho các quốc gia và đề xướng nhân quyền cho tất cả mọi người.

 

Chiếu Điều 56 Hiến Chương, các quốc gia hội viên cam kết cộng tác với Liên Hiệp Quốc để thực hiện mục tiêu bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu. Qua Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, nhân quyền không còn là một vấn đề quốc nội mà đã được quốc tế hóa. Do đó các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc không thể chủ trương rằng việc họ thủ tiêu hay đàn áp các công dân của họ chỉ là vấn đề nội bộ.

 

Chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết, chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân. Do đó nhân quyền không phải là quyền của nhà nước, mà là quyền của người dân mà nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng. Vi phạm nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân, nhà nước có thể bị khiếu nại và phải trả lời trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

 

Năm 1993, Đại Hội Nhân Quyền Vienna ra Tuyên Cáo nhắc nhở các quốc gia đã ký kết tham gia các Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền, như Công Ước Dân Sự Chính Trị, phải tôn trọng chữ ký, lời cam kết và danh dự của mình: "Các quốc gia vi phạm Luật Quốc Tế Nhân Quyền phải chịu trách nhiệm quốc tế về những hành động vi phạm của họ".

 

Do đó trên bậc thang giá trị, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Dân Sự Chính Trị đứng trên và đứng trước luật pháp và hiến pháp quốc gia.  Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thì tòa án phải tham chiếu và áp dụng những điều khoản nhân quyền của Công Ước Quốc Tế.

 

Tại Việt Nam ngày nay, mâu thuẫn lớn nhất giữa luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế phát sinh từ Điều 4 Hiến Pháp.

Khi quy định sự độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, Điều 4 Hiến Pháp đi trái với quyền Dân Tộc Tự Quyết là quyền được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (các Điều 1 và 55), Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Phần Mở Đầu), Công Ước Dân Sự Chính Trị và Công Ước Kinh Tế Xã Hội Văn Hóa (các Điều1).

 

Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ hay chính thể của Quốc Gia (như quân chủ lập hiến, cộng hòa dân chủ, dân chủ xã hội hay xã hội chủ nghĩa), và được quyền tự do tuyển cử để trực tiếp tham gia chính quyền, hay bầu lên các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó.

 

Ngoài quyền Dân Tộc Tự Quyết, Điều 4 Hiến Pháp còn đi trái Công Ước Dân Sự Chính Trị nơi Điều 18 (quyền tự do tư tưởng), Điều 19 (tự do phát biểu), các Điều 21, 22 (tự do hội họp, lập hội và lập đảng), Điều 25 (quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền) v...v...

 

Cũng như Điều 2 Hiến Pháp 1992 hiện hành, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định rằng chủ quyền quốc gia thuộc về Nhân Dân chứ không thuộc về Nhà Nước: "Ý nguyện của người dân là căn bản của quyền lực nhà nước" (Điều 21)

 

Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, Tòa Án (Tối Cao Pháp Viện) không được giải thích xuyên tạc luật pháp quốc gia hay công ước quốc tế để cho phép chính phủ hay tòa án làm những hành vi, hay tuyên những bản án, nhằm phủ nhận hay tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được luật pháp quốc gia và công ước quốc tế thừa nhận. Đặc biệt là quyền đối kháng bạo quyền.

 

 Phần Mở Đầu Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mặc nhiên thừa nhận quyền đối kháng bạo quyền: "Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải đứng lên đối kháng chống áp bức và bạo quyền".

 

Theo Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp (1789): "sự phủ nhận, khinh miệt hay lãng quên nhân quyền là nguyên nhân duy nhất đem lại đại bất hạnh cho người dân và sa đọa cho chính quyền. Mục đích của mọi tập hợp chính trị trong xã hội là để bảo vệ những quyền tự nhiên và bất khả chuyển nhượng của con người, như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh và quyền đối kháng bạo quyền."

 

 

Theo Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ (1776): "mọi người sinh ra bình đẳng, đó là một chân lý hiển nhiên. Nhân quyền là những quyền bẩm sinh bất khả chuyển nhượng do Tạo Hóa ban cho con người, như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nếu chính quyền ngoan cố tước đoạt tự do nhân quyền để siết chặt guồng máy thống trị bạo tàn bằng chế độ chuyên chính tuyệt đối, người dân có quyền và có nghĩa vụ đứng lên đối kháng lật đổ chính quyền để giành lại những bảo đảm cho cuộc sống tương lai. Khi chính quyền biểu lộ tính chuyên chế của một bạo quyền, nó không còn xứng đáng lãnh đạo một dân tộc tự do."

 

Vì con người không phải là á thánh nên xã hội cần phải có chính quyền. Và vì nhà cầm quyền cũng không phải là á thánh nên luật pháp phải dành cho người dân quyền kiểm soát, đối kháng, chế tài và thay thế chính quyền. Nếu không có tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do phát biểu, phê bình và chỉ trích thì không thể có dân chủ. Nếu người dân không được tự do lập đảng, tự do bầu cử và ứng cử để tham gia chính quyền và thay thế chính quyền, thì đảng cầm quyền sẽ hủ hóa thành độc tài, tham nhũng, bất công và bất lực. Đó là một quy luật về Chính Thống Dân Chủ.

 

Vì đi trái Luật Quốc Tế Nhân Quyền,

Điều 4 Hiến Pháp phải bị hủy bỏ.

 

 

ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP PHẢN LẠI HIẾN PHÁP.

 

Theo chính sách dân chủ hình thức, Nhà Nước CHXHCNVN đã ghi trong Hiến Pháp hầu hết các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân, như quyền tự do tôn giáo (Điều 70), quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 52), quyền tham gia chính quyền (Điều 53), quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68), quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu tình (Điều 69), quyền được suy đoán là vô  tội (Điều 72), quyền khiếu nại, khiếu kiện các cơ quan chính phủ khi có sự lạm quyền phi pháp (Điều 74) v...v...

 

Khi quy định sự độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Đảng CS, Điều 4 Hiến Pháp đã phản lại Hiến Pháp vì đi trái với các điều khoản hiến pháp cơ bản như các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 50, 52, 53, 54, 68, 69.

Thật vậy:

 

Theo Điều 2 Hiến Pháp "Nhà Nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", chứ không thuộc về Đảng CS. Điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng quy định như vậy: "Ý nguyện của người dân là căn bản của quyền lực nhà nước".(The will of the people shall be the basis of the authority of government)

 

Hiện nay số đảng viên CS chỉ được từ 2% đến 3%  dân số Việt Nam. Và khối đông đảo trên 97% nhân dân không được quyền tham gia vào guồng máy lãnh đạo quốc gia. Đó là một điều bất công, phi lý và phi  pháp. 

 

Theo Điều 3 Hiến Pháp "Nhà Nước bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm những quyền và lợi ích của nhân dân", (dầu rằng kẻ xâm phạm chính lại là Đảng CS).

 

Theo Điều 6 Hiến Pháp "nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Do đó Quốc Hội không thể là sản phẩm và công cụ của Đảng CS. Trên thực tế, Đảng CS đã dựng lên các quốc hội tiền chế trong chính sách "Đảng cử dân bầu". Quốc Hội đã chép Điều 4 Hiến Pháp nguyên văn từ Điều 6 Hiến Pháp Liên Xô để dành độc quyền lãnh đạo cho Đảng CS. Đó không phải là ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Hơn nữa quốc hội của nhân dân phải sinh hoạt theo nguyên tắc dân chủ pháp trị, chứ không theo nguyên tắc "dân chủ tập trung" phản dân chủ.

 

Theo Điều 8 Hiến Pháp "các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân... [không được] quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng". Đây chỉ là những mỹ từ để du mị nhân dân,  nói vậy mà không phải vậy.

 

Theo Điều 11 Hiến Pháp "công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia công việc của Nhà Nước". Muốn thế phải thiết lập chế độ dân chủ pháp trị để Dân được quyền làm chủ Nhà Nước, và bãi bỏ chế độ độc tài đảng trị, bãi bỏ Điều 4 Hiến Pháp theo đó Đảng độc quyền lãnh đạo Nhà Nước và xã hội.

 

Theo Điều 50 Hiến Pháp "ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân đã được quy định trong Hiến Pháp và luật". Vậy mà trên thực tế tất cả 26 nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân đã bị Đảng CS tước đoạt bằng Điều 4 Hiến Pháp, cũng như bằng các đạo luật áp dụng vi hiến của quốc hội và sự giải thích luậït pháp xuyên tạc của tòa án.

 

Theo Điều 52 Hiến Pháp "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật." Do đó Nhà Nước không được phân biệt kỳ thị vềø lập trường và chính kiến giữa các đảng đối lập và đảng cầm quyền, cũng như không được coi những người ngoài Đảng là công dân hạng nhì, không có quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền tham gia chính quyền.

 

Theo Điều 53 Hiến Pháp "công dân có quyền tham gia quản lý Nhà Nước" bằng cách hành sử quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền và quyền kiến nghị khiếu nại và khiếu kiện là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết. Trong khi đó Điều 4 dành cho Đảng CS  quyền độc chiếm bộ máy Nhà Nước.

Theo Điều 54 Hiến Pháp "công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội". Do đó Đảng CS không được tước đoạt quyền tự do tuyển cử của công dân do chính sách "Đảng cử dân bầu".

 

Theo Điều 68 Hiến Pháp "công dân có quyền tự do đi lại và tự do cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước". Quyền này được mệnh danh là Quyền An Cư dự liệu nơi Điều 12 Công Ước Dân Sự Chính Trị. Tháng 8-1997, Ủy ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố Nghị Quyết tố cáo Bắc Triều Tiên vi phạm quyền tự do cư trú và đi lại, quyền tự do xuất ngoại và hồi hương của người dân. Phẫn chí, Bình Nhưỡng rút ra khỏi Công Ước Dân Sự Chính Trị, đồng thời rút ra khỏi cộng đồng nhân loại văn minh. Tại Việt Nam, chính sách quản thúc tại gia đã vi phạm thô bạo Quyền An Cư của người dân.

 

Theo Điều 69 Hiến Pháp, "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền biểu tình, tự do hội họp và lập hội", lập hội dân sự như công đoàn độc lập và hội chính trị như các chính đảng đối lập.

 

 Vì Nhà Nước thuộc về nhân dân, nên chỉ nhân dân mới có tư cách và thẩm quyền lãnh đạo và quản lý Nhà Nước, Đảng CS không thể tự ban cho mình quyền này bằng cách vận dụng các thủ thuật trí trá để bầu lên một quốc hội tiền chế, rồi ra chỉ thị cho cơ quan này ghi Điều 4 vào Hiến Pháp.

Tựu chung, khi dành độc quyền lãnh đạo Nhà Nước cho Đảng CS, Điều 4 đã tước đoạt của nhân dân tất cả 26 Nhân Quyền và những quyền tự do cơ bản, như tự do thân thể, tự do tinh thần, tự do chính trị kể cả những quyền  dân sự, kinh tế xã hội và văn hóa giáo dục.

 

Vì những lý do nêu trên, Điều 4 phải bị hủy bỏ. Nó vi phạm thô bạo Luật Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đồng thời vi phạm thô bạo Hiến Pháp nơi các Điều 2, 3, 6, 8, 11, 50, 52, 53, 54, 68 và 69.

 

Chiếu nguyên tắc Chính Thống Pháp Lý áp dụng trong công tác thảo hiến, các nhà lập hiến thường quy định trong Chương I những cương lĩnh hiến pháp cơ bản được coi là chủ yếu và có tầm quan trọng theo thứ tự ưu tiên.

 

Điều 1 Hiến Pháp

 

Quan trọng nhất là Điều 1 Hiến Pháp nói về Nước.

Điều 1 Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 viết: "Việt Nam là một Nước Cộng Hòa, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân. Chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân".

 

Điều 1 Hiến Pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1946 viết: "Nước Việt Nam là một nước Dân Chủ Cộng Hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam".

Điều 1 Hiến Pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 xác nhận: "Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ "

 

Như vậy đối tượng của Điều 1 Hiến Pháp là xác định chính thể hay chế độ chính trị của Nước, và quyền của Dân được làm chủ quốc gia, làm chủ nhà nước chiếu Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết.

 

Sửa Đổi Điều I Hiến Pháp

 

Chiếu Điều 107 Hiến Pháp VNCH 1967: "không thể hủy bỏ hoặc tu chính Điều 1 và điều này của Hiến Pháp".

Chiếu Điều 70 Hiến Pháp VNDCCH 1946: "sự sửa đổi Hiến Pháp phải theo cách thức sau đây:

a)     Do 2/3 tổng số nghị viên (đại biểu) yêu cầu.

b)    Nghị Viện (Quốc Hội) bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi

c)     Những điều thay đổi đã được Nghị Viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết" [trong một cuộc Trưng Cầu Dân Ý].

 

Điều đáng lưu ý là, với Điều 1 Hiến Pháp CHXHCNVN 1992 hiện hành, Quốc Hội đã sửa đổi chính thể hay chế độ của Nước Việt Nam, từ Dân Chủ Cộng Hòa (theo Hiến Pháp 1946) thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Sự thay đổi này không được quốc dân phê chuẩn bằng một phúc quyết trong một cuộc Trưng Cầu Dân Y

 

Chiếu Điều 70 Hiến Pháp VNDCCH 1946, sự sửa đổi Điều 1 Hiến Pháp 1946 hiển nhiên vi hiến. Vì nó vi phạm hình thức hay thủ tục sửa đổi  Hiến Pháp. Theo một nguyên tắc về Chính Thống Pháp Lý "Hình Thức hay Thủ Tục là chị em song sinh của Tự Do" (The Form or Procedure is a twin-sister  of the Liberty) Do đó nó không có giá trị và hiệu lực pháp lý.   

 

Cũng nên nhắc lại rằng Hiến Pháp VNCH 1967 không cho phép sửa đổi Điều 1 Hiến Pháp nói về chính thể hay chế độ Cộng Hòa của Việt Nam.

 

Nếu Điều 1 Hiến Pháp 1992 hiện hành đã vi phạm Điều 70 Hiến Pháp 1946 nguyên thủy, thì cái đuôi của nó là Điều 4 cũng vô giá trị và vô hiệu lực.

 

Sửa Đổi Toàn Bộ hay Hủy Bỏ Hiến Pháp 1946

 

Ngoài ra, Điều 70 Hiến Pháp VNDCCH 1946 chỉ cho phép các Quốc Hội Lập Pháp kế tiếp tu chính từng điều khoản hiến pháp mà không được sửa đổi toàn bộ hay hủy bỏ Hiến Pháp. Các nhà lập hiến quan niệm rằng chế độ Cộng Hòa Dân Chủ phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của Nhân Dân. Do đó các Quốc Hội kế tiếp không được quyền sửa đổi toàn thể 70 Điều trong Hiến Pháp, nghĩa là không được hủy bỏ toàn bộ Hiến Pháp 1946 nếu không có sự phê chuẩn hay phúc quyết của Nhân Dân.

 

Trên thực tế, từ nửa thế kỷ nay, thủ tục sửa đổi hiến pháp quy định bởi Quốc Hội Lập Hiến 1946 đã không được các quốc hội lập pháp kế tiếp tuân hành. Do đó muốn "sống theo pháp luật", quốc dân có quyền khẳng định rằng, những Hiến Pháp kế tiếp, từ Hiến Pháp 1959 đến Hiến Pháp 1980 và Hiến Pháp 1992 hiện hành, tất cả đều vô giá trị và vô hiệu lực. Vì Hiến Pháp 1946 không dự liệu sự hủy bỏ hay sửa đổi toàn bộ Hiến Pháp, và đặc biệt là không có sự duyệt y hay phúc quyết của Quốc Dân truyền hủy bỏ Hiến Pháp 1946 trong một cuộc Trưng Cầu Dân Ý.

 

Muốn thượng tôn luật pháp, Nhà Nước đương quyền phải tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để xem quốc dân có phúc quyết phê chuẩn việc hủy bỏ toàn bộ Hiến Pháp 1946 hay không? Nếu Quốc Dân nói "không" thì Hiến Pháp 1946 phải được phục sinh. Từ 220 năm nay, Hiến Pháp Hoa Kỳ 1787 chỉ được tu chính, chứ không bị hủy bỏ.

 

Đó là nói về tầm quan trọng của Điều 1 Hiến Pháp.

 

Điều 2 Hiến Pháp

 

Điều 2 Hiến Pháp VNCH 1967 công nhận và bảo đảm những quyền tự do căn bản của người dân trong tinh thần bình đẳng và tương trợ, đồng thời nêu ra những nghĩa vụ của người dân trong việc phục vụ quốc gia. Những quyền lợi và nghĩa vụ của công dân được khai triển trong Chương II  gồm 24 điều (từ Điều 6 đến Điều 29).

 

Điều 2 Hiến Pháp CHXHCNVN 1992 cũng công nhận dân là chủ nhà nước, được nắm giữ mọi quyền lực nhà nước. Và  nhà nước là "của nhân dân,  do nhân dân và vì nhân dân" (ngôn từ của Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln là người đã thực thi chính sách giải phóng nô lệ hồi giữa Thế Kỷ 19).

 

Như vậy đối tượng của Điều 2 Hiến Pháp là đề xướng một quy luật về Chính Thống Dân Chủ theo đó Chủ Quyền Quốc Gia hay quyền lực Nhà Nước thuộc về Nhân Dân. Quy luật này được xác nhận trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc: "Ý nguyện của nhân dân phải được coi là căn bản của quyền lực nhà nước" (Điều 21).

 

 

 

Điều 3 Hiến Pháp

 

Điều 3 Hiến Pháp VNCH 1967 quy định chế độ Tam Quyền Phân Lập giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, để phân công phân quyền, hợp tác đồng thời giám sát lẫn nhau. Sự phân quyền hiến chế nhằm điều hòa phối hợp để thực thi chính sách quốc gia chống độc tài, tham nhũng, bất công, phạm pháp và lạm quyền, đem lại thịnh vượng chung, xây dựng Tự Do Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội. Ba quyền hiến chế nói trên tạo nên thế quân bình chân vạc của Nhà Nước Dân Chủ Pháp Trị.

 

Điều 3 Hiến Pháp CHXHCNVN 1992 cũng quy định nghĩa vụ của Nhà Nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân nhằm xây dựng một nước giàu mạnh ấm no, tự do hạnh phúc, với kinh tế phát triển và công bằng xã hội.

 

Như vậy, khi nói về nhiệm vụ của Nhà Nước, các Điều 2 và 3 của các Hiến Pháp nói trên xác nhận quyền làm chủ nhà nước của Nhân Dân.        Tổng kết lại, 3 điều đầu tiên của Hiến Pháp VNCH 1967 và Hiến Pháp CHXHCNVN 1992 là 3 điều khoản hiến chế cơ bản hay 3 Cương Lĩnh Hiến Pháp để nói về:

1). Nước hay Quốc Gia. (State) 

2). Dân hay Nhân Dân (People)

3). Nhà Nước hay Chính Quyền (Government)

theo tầm quan trọng và thứ tự ưu tiên.

 

          - Điều 1 nói về Nước hay Quốc Gia là cương lĩnh hiến pháp quan trọng số 1 quy định chính thể hay chế độ. Hiến Pháp VNCH 1967 không cho phép sửa đổi hay hủy bỏ Điều 1.

          - Điều 1 Khoản 2 Hiến Pháp VNCH 1967 xác nhận "Chủ quyền Quốc Gia thuộc về toàn dân".

             Bổ túc vào đó là Điều 2 và Điều 3 xác nhận Dân có những quyền tự do cơ bản được Quốc Gia công nhận. Và Quốc Gia được tổ chức theo chế độ Dân Chủ Pháp Trị để bảo đảm Tự Do Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội cho người dân.

- Các Điều 2 và 3 Hiến Pháp CHXHCNVN 1992 hiện hành cũng xác định "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân Dân", và "nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân Dân".

 

Như vậy, sau Nước hay Quốc Gia (Điều 1), Dân hay Nhân Dân (các Điều 2 và 3) giữ vai trò trọng yếu thứ 2, đứng trên Nhà Nước hay Chính Quyền.

 

 Đó cũng là Học Thuyết Dân Quyền của Mạnh Tử : "Lấy Dân làm trọng, Nhà Nước là thứ yếu và coi nhẹ Chính Quyền" : Dân Vi Quý, Xã Tắc Thứ Chi, Quân Vi Khinh. Vì có Dân mới có Nước, có Nước mới có Vua (quân quyền hay chính quyền). Do đó Dân quý nhất đứng trên cả Nhà Nước hay Chính Quyền và các Chính Đảng.

 

Điều 4 Hiến Pháp

 

Điều 4 Hiến Pháp 1992 hiện hành nói về Đảng là một tổ chức quần chúng sinh hoạt trong xã hội xuất phát từ Nhân Dân, nên không thể xếp hạng cao hơn Dân.

 

Tựu chung, trong Hiến Pháp 1992, các Điều 2 và 3 nói về Dân có tầm quan trọng hơn Điều 4 nói về Đảng. Vậy mà Điều 4 đã vượt quyền, mâu thuẫn và đi trái với các Điều 2 và 3 khi dành cho Đảng CS độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo Nhà Nước và xã hội.

 

Như đã trình bày, hiện nay số đảng viên CS chỉ được từ 2% đến 3%  dân số Việt Nam. Và khối đông đảo trên 97% nhân dân không được quyền tham gia vào guồng máy lãnh đạo quốc gia. Đó là một điều bất công, phi lý và phi  pháp. 

 

Như vậy về pháp lý, chính trị và xã hội, Dân phải được xếp hạng ưu tiên cao hơn Đảng. Và quyền lực Nhà Nước phải thuộc về Dân chứ không thể thuộc về Đảng. Điều 4 Hiến Pháp phải bị hủy bỏ vì đi trái Chính Thống Pháp Lý về hệ thống quyền lực quốc gia, cũng như đi trái Chính Thống Dân Chủ lấy Dân làm trọng, Nhà Nước, Chính Quyền và Chính Đảng là thứ yếu.

 

Ngoài việc vi phạm các Điều 2 và 3 Hiến Pháp, Điều 4 còn đi trái với tinh thần và bản văn của Điều 6, Điều 8, và Điều 11 Hiến Pháp. Những điều này được soạn thảo để khai triển quyền của Nhân Dân được làm chủ Nhà Nước, làm chủ xã hội trong đó có các hội đoàn dân sự như công đoàn và các hội đoàn chính trị như chính đảng. Nếu Dân đã làm chủ Nhà Nước và xã hội thì Đảng không thể độc đoán tước đoạt quyền làm chủ nhà nước vốn thuộc về quyền lực của Dân. Tước đoạt quyền này là phản Dân. Mà phản Dân là hại Nước.

 

Điều 4 Hiến Pháp phải bị hủy bỏ vì những lý do pháp lý và chính trị nêu trên. Ngoài ra nó còn đi trái Nhân Tâm, Văn Hóa và Đạo Lý.

 

 

          ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP CÒN ĐI TRÁI LÒNG DÂN

 

Điều 4 đã đem đến cho quốc dân những chế độ phản dân tộc, phản nhân loại theo Chủ Nghĩa Xã Hội Mác-Lênin, như chuyên chính vô sản, chuyên chính tư tưởng, độc quyền ý thức hệ và độc quyền lãnh đạo nhà nước của một chính đảng một mình một chợ là Đảng CS.

 

          Đó là nhận định chung của đồng bào các giới trong và ngoài nước. Trong cuốn Nhật Ký Rồng Rắn, Tướng Trần Độ đã trình bày những nhận xét và suy tư của một người sốùng trong lòng chế độ, có lòng với đất nước, đã từng gia nhập Quân Đội Nhân Dân từ thời niên thiếu, và đã giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng Cộng Sản như Phó Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam, Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ Trung Ương. Cuốn sách này được coi là một tập di chúc chính trị để nhận định tình hình suy thoái hiện nay, đồng thời đưa ra những chủ trương dân chủ hóa đất nước và phát triển kinh tế xã hội.

 

          Về mặt chính trị và luật pháp, Tướng Trần Độ có những nhận xét như sau:

 

          Trong thế giới hiện nay có hơn 100 nước đã phát triển và đạt tới trình độ văn minh cao. Vậy mà họ không cần đến chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội với vô sản chuyên chính, độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.

 

          Bây giờ chỉ còn lại 4 nước nói là theo Xã Hội Chủ Nghĩa. Tuy nhiên Trung Quốc đã mặc nhiên giã từ chủ nghĩa Mác-Lênin và theo chủ nghĩa thực dụng "có màu sắc Trung Quốc" [được chứng nghiệm từ thời Đặng Tiểu Bình: "Mèo đen, mèo trắng, mèo nào cũng tốt, miễn là bắt được chuột"].

Bắc Triều Tiên cũng buộc phải mở cửa và hòa hợp với Nam Triều Tiên để thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu.

          Có người nói Cách Mạng XHCN ở Nga thành công năm  1917 là sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20. Vậy thì sự sụp đổ của cái quan trọng ấy lại là "siêu quan trọng".

 

Ba mục tiêu chiến lược rút ra từ Chủ Nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Từ Cách Mạng Tháng 8 đến nay đã hơn 60 năm mà các mục tiêu Tự Do Hạnh Phúc vẫn chưa đạt được. Trong khi đó, tại một số quốc gia Đông Nam Á như Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Mã Lai hay Tân Gia Ba, mặc dầu không theo xã hội chủ nghĩa và cũng không có đảng cộng sản lãnh đạo, các nước này trước kia cũng nghèo khổ, vậy mà chỉ khoảng 20, 30 năm, họ đã trở thành những nước phát triển về kinh tế.

 

Trong khi đó, tại Việt Nam, hàng chục ngàn gia đình dân oan tại nông thôn đã vùng lên đòi Quyền Sống, vì bị Đảng CS tước đoạt ruộng đất nói là để phát triển công kỹ nghệ. Ngoài ra còn có hàng trăm ngàn gia đình của các chiến binh trong Quân Đội Nhân Dân cũng như các cựu chiến binh sinh sống về ngư  nghiệp tại miền duyên hải cách mạng Thanh Nghệ Tĩnh Bình đã bị Đảng CS phản bội bằng cách bán nước Biển Đông cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc nhằm duy trì cái ghế chính quyền lung lay của họ.

         

ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT

 

Về mục tiêu giải phóng dân tộc để giành lại độc lập và thống nhất cho quốc gia, tác giả cuốn Nhật Ký Rồng Rắn nhận định rằng nhiều quốc gia đã giành được chủ quyền độc lập mà không cần đến chiến tranh bạo động võ trang.

 

Về điểm này chúng ta cần Phục Hồi Sự Thật Lịch Sử  để minh chứng rằng, cũng như tại 13 nước Á Châu khác, các nhà Cách Mạng Quốc Gia Việt Nam theo Chủ Nghĩa Dân Tộc, bằng đường lối đấu tranh bất bạo động với hợp tác và thương nghị, đã thành công trong việc thu hồi chủ quyền độc lập và thống nhất quốc gia 4 năm sau Thế Chiến II.

 

Sau Thế Chiến I, năm 1919, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đề xướng quyền Dân Tộc Tự Quyết tại Hội Quốc Liên - tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc - để khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á Phi. Thuận theo khuyến cáo này, năm 1919 Anh Quốc trả độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á.

 

Năm 1941, khi Thế Chiến II còn đang tiếp diễn, các Quốc Gia Đồng Minh Mỹ, Anh, Pháp họp Hội Nghị New Foundland (Canada) để ký Hiến Chương Đại Tây Dương và cam kết sẽ trả độc lập cho các thuộc địa khi chiến tranh kết thúc.

Qua năm sau, tại Hoa Kỳ, các Đồng Minh Tây Phương công bố Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc để xác nhận lại lời cam kết sẽ thực thi  quyền Dân Tộc Tự Quyết của các nước bảo hộ, giám hộ và thuộc địa tại Á Phi.

 

Mùa Xuân 1945, khi Chiến Tranh Thái Bình Dương đến hồi kết cuộc, 50 Quốc Gia Đồng Minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ hòa bình cho các quốc gia, đồng thời đề xướng tự do nhân quyền cho tất cả mọi người, đặc biệt là Quyền Dân Tộc Tự Quyết.

 

Trung thành với những điều cam kết minh thị và trang trọng trong Hiến Chương Đại Tây Dương (1941), Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc (1942) và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), qua năm sau, và chỉ trong vòng 3 năm, từ 1946 đến 1949, tất cả các Đế Quốc Tây Phương như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa, bảo hộ và  giám hộ tại Á Châu:

 

1. Độc lập năm 1946: Syria và Lebanon (thuộc Pháp); và Phi Luật Tân (thuộc Hoa Kỳ).

2.     Độc lập năm 1947: Ấn Độ và Đại Hồi  (thuộc Anh).

3.     Độc lập năm 1948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine (thuộc Anh).

4.     Độc lập năm 1949: Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao (thuộc Pháp); và Nam Dương (thuộc Hà Lan).

(Hai nước trong Liên Bang Mã Lai Á là Mã Lai và Tân Gia Ba chỉ được trao trả tự trị năm 1952 và độc lập năm 1957, sau khi Quân Đội Hoàng Gia Anh dẹp tan phe phiến loạn Cộng Sản theo Mao Trạch Đông đã lập chiến khu và chiến đấu võ trang từ 1948).

 

          Bằng đường lối đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động và không vọng ngoại (nhất là không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản), các nhà Cách Mạng Quốc Gia theo Chủ Nghĩa Dân Tộc tại Á Châu đã giành được chủ quyền độc lập cho quốc gia từ 1 đến 4 năm sau Thế Chiến II. Với chính sách hợp tác và thương nghị, các chính đảng quốc gia tại 14 nước Á Châu đã hoàn thành Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc mà không hao tổn máu xương. Đó là sách lược vận dụng thời cơ theo trào lưu tiến hóa của lịch sử. Điển hình là cuộc Giải Phóng Ấn Độ.

 

Tháng 5-1945, Đức Quốc Xã đầu hàng Đồng Minh. Tháng 7-1945, Anh Quốc tổ chức tổng tuyển cử. Thủ Tướng Winston Churchill, người anh hùng dân tộc, chủ trương duy trì thuộc địa để lấy lại vinh quang cho đất nước.

 

Tới Thế Chiến II, Anh Quốc đã thiết lập một đế quốc lớn nhất từ cổ chí kim, với lãnh thổ chạy dài khắp năm châu, và người dân Anh thường tự hào nói: "mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc Anh". Vậy mà chỉ hai tháng sau khi chiến thắng Hitler, người anh hùng dân tộc Winston Churchill đã thất cử. Sau chiến tranh, kinh tế nước Anh kiệt quệ, dân chúng đói khổ, và hàng triệu cựu chiến binh không có công ăn việc làm. Trong điều kiện kinh tế xã hội suy sụp đó, Đảng Lao Động Anh đưa ra chương trình tuyển cử nhằm phát triển kinh tế, cải tiến dân sinh, giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa. Từ đầu Thế Kỷ 20, Đảng Xã Hội Pháp và Đảng Lao Động Anh trong Tổ Chức Quốc Tế Xã Hội (Socialist International) đã đề xướng chính sách giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa.

 

Trong cuộc Tổng Tuyển Cử  tháng 7-1945, 2/3 cử tri Anh chấp thuận chương trình của Đảng Lao Động. Ngoài ra, để tôn trọng lời cam kết của Anh Quốc trong Hiến Chương Đại Tây Dương, Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, hai năm sau khi đắc cử, tân thủ Tướng Lao Động Clement Attlee đã trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi năm 1947, và cho Miến Điện, Tích Lan và Palestine năm 1948.

 

Tại Pháp cũng vậy. Sau Thế Chiến II, Tướng De Gaulle, người anh hùng giải phóng dân tộc, cũng chủ trương duy trì thuộc địa để đem lại vinh quang cho đất nước. Vậy mà chương trình phục quốc của ông đã bị 2/3 cử tri Pháp bác bỏ trong cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào cuối năm 1945. Và từ đầu năm 1946, sau khi Thủ Tướng De Gaulle từ chức, Đảng Xã Hội Pháp với Leon Blum, Marius Moutet và Vincent Auriol đã đi tiền phong trong kế hoạch giải phóng thuộc địa để trao trả độc lập cho Syria và Lebanon từ 1946.

 

Cũng trong năm này, Lãnh Tụ Xã Hội Marius Moutet, Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại đã ký với Hồ Chí Minh Thỏa Ước Tạm Thời ngày 4-9-1946 để xúc tiến chương trình giải thể đế quốc bằng đường lối thương nghị ngoại giao. Trước đó, ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh đã ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny theo đó Pháp nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp.

 

Tuy nhiên, để trung thành với đường lối của Quốc Tế Cộng Sản, Hồ Chí Minh đơn phương hủy bãi 2 Hiệp Ước Việt-Pháp để theo giải pháp chiến tranh. Đối với người cộng sản, ký hiệp ước hòa bình không phải để thi hành hiệp ước, mà chỉ nhằm đạt được những mục tiêu chính trị giai đoạn. Ở đây mục tiêu chính trị là sự thừa nhận trên thực tế Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do 2 Hiệp Ước Việt Pháp nói trên. Cũng vì vậy, 3 tháng sau, ngày 19-12-1946, với sự yểm trợ của Quốc Tế Cộng Sản, Hồ Chí Minh phát động chiến tranh võ trang trong suốt 8 năm (từ 1946 đến 1954).  

Trong thời gian này tại Âu Châu, sau khi thôn tính và sát nhập 3 nước Baltic là Lithuania, Estonia và Latvia vào Liên Bang Sô Viết, Stalin thiết lập Bức Màn Sắt gồm 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, An Ba Ni và Ru Ma Ni. Từ đó Chiến Tranh Lạnh hay Chiến tranh Ý Thức Hệ bộc phát giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ.

 

Các nhà lãnh đạo phe Thế Giới Dân Chủ tại Mỹ, Anh, Pháp, nhất quyết không trao Đông Dương cho Đảng Cộng Sản Đông Dương, vì họ không muốn Stalin mở rộng Bức Màn Sắt từ Đông Âu qua Đông Á. Tại Việt Nam, Pháp cũng không chịu trả Nam Kỳ cho Hồ Chí Minh vì ông này là cán bộ Quốc Tế Cộng Sản phụ trách miền Đông Nam Á.

 

Và kể từ 1947, sau khi Hồ Chí Minh phát động chiến tranh võ trang vi phạm các Hiệp Ước Việt Pháp, các Chính Phủ Pháp do Tổng Thống Xã Hội Vincent Auriol lãnh đạo quyết định sẽ không thương nghị với Hồ Chí Minh nữa. Theo lời Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet "từ nay Pháp sẽ không thương nghị với những chính phủ đã ký hiệp ước mà không thi hành hiệp ước".

 

Và trong vòng hai năm, từ 1947 đến 1949, để giải quyết vấn đề Việt Nam, Pháp đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại 3 Hiệp Ước để trả lại chủ quyền độc lập cho Quốc Gia Việt Nam: Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long ngày 7-12-1947, Tuyên Cáo Chung Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948 và Hiệp Định Elysee ngày 8-3-1949 ký kết tại Paris giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại.

 

Đây là một hiệp ước quốc tế đặc biệt có một không hai trong lịch sử ngoại giao. Vì Hiệp Định Elysée được chính Tổng Thống Pháp ký, với sự chứng kiến và tham dự của Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại. Nhân danh Cộng Hòa Pháp, Tổng Thống Vincent Auriol long trọng trao trả chủ quyền độc lập cho Quốc Gia Việt Nam trước quốc dân Việt Nam, trước quốc dân Pháp và trước cộng đồng thế giới.

Cũng nên ghi nhận rằng, trong năm 1947, sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long, Chính Phủ Pháp đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. (Xin coi Everyone's United Nations, ấn bản năm 1986, trang 332). Tưy nhiên Liên Xô đã dùng quyền phủ quyết để bãi bỏ sự đăng ký này.

 

Về vấn đề thống nhất đất nước, chiếu  Nguyên Tắc Dân Tộc Tự Quyết, ngày 23-4-1949, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất. Ngày 3-6-1949, Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysee về khoản trao trả Nam Kỳ cho Quốc Gia Việt Nam. Và ngày 2-2-1950, Quốc Hội Pháp phê chuẩn toàn bộ Hiệp Định Élysée, chấm dứt chế độ thuộc địa và bảo hộ tại Việt Nam.

 

Mặc dầu vậy Đảng Cộng Sản đã phủ nhận nền độc lập này và phá hoại nền thống nhất này. Họ tiếp tục chiến đấu võ trang trong suốt 20 năm, để cướp chính quyền tại Miền Bắc năm 1954 và cướp chính quyền tại Miền Nam năm 1975. Đây không phải là chiến tranh giải phóng dân tộc mà là chiến tranh ý thức hệ giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ. Kinh nghiệm dân gian cho biết nơi nào trâu bò húc nhau thì ruồi muỗi chết. Hơn 3 triệu thanh niên nam nữ Việt Nam đã hy sinh thân sống, không phải để giành độc lập cho quốc gia, mà để cho Đảng Cộng Sản có cơ hội cướp chính quyền.

 

Căn cứ vào những tài liệu lịch sử khách quan và vô tư, trên bình diện luật học và chính trị học, chúng ta phải kết luận rằng Đảng Cộng Sản không có công giành độc lập và không có công thống nhất đất nước. (Xin coi cuốn Restoring The Historic Truth của người viết)

 Vả lại, lịch sử còn cho biết, ngay cả những nhà lãnh đạo có công với đất nước như Winston Churchill và De Gaulle cũng đã rút khỏi chính quyền mấy tháng sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản hãy đọc lại Lịch Sử để noi gương hai vị anh hùng dân tộc Anh và Pháp. Điều đáng lưu ý là, sau một thời gian hưu dưỡng, Tướng De Gaulle lại được quốc dân Pháp tín nhiệm trong chức vụ Tổng Thống. Và Đảng Bảo Thủ của Winston Churchill đã nhiều cơ hội trở lại chấp chính với các nhà lãnh đạo tài cao đức trọng như nữ Thủ Tướng Margaret Thatcher].

 

TỰ DO DÂN CHỦ

 

Theo Tướng Trần Độ, trong chiến tranh và cách mạng, muốn phối hợp đấu tranh phải tập trung quyền lực, chịu đựng gian khổ và đặt mình dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, chấp nhận mọi hy sinh để chiến thắng.

Nhưng khi hòa bình vãn hồi, mục tiêu ưu tiên là xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, thực thi tự do nhân quyền và mưu cầu hạnh phúc cho người dân. Do đó không thể quản lý xã hội như một trại lính. Trong thời bình nếu cứ tiếp tục theo lề lối cũ, thì đó là phản tiến bộ, phản động, phản dân chủ và phản nhân dân.

 

[Về việc thực thi nhân quyền, năm 1942, trước diễn đàn Quốc Hội Hoa Kỳ, Tổng Thống Franklin Roosevelt đề ra 4 quyền tự do cơ bản là:

1)     Tự do ngôn luận;

2)     Tự do tín ngưỡng;

3)     Quyền được giải thoát khỏi sự túng thiếu; và

4)     Quyền được giải thoát khỏi sự sợ hãi, sợ hãi do xâm lược bên

ngoài (ngoại xâm) và chuyên chế bên trong (nội xâm).

 

Dưới chế độ độc tài toàn trị, không có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, người dân nông thôn và duyên hải chưa được giải thoát khỏi sự nghèo túng, và toàn dân vẫn chưa được giải thoát khỏi sự sợ hãi].

 

Ngày nay, toàn dân đều sợ công an, sợ cán bộ Đảng, vì cán bộ Đảng cũng như công an, hay dò la, xem xét và dọa nạt dân chúng. Công an ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều nét của một hình ảnh khủng bố.

 

Bộ máy quản lý xã hội thực hiện nguyên tắc chuyên chính tàn bạo hơn tất cả các thứ chuyên chính. Đó là sự chuyên chính tư tưởng được thực hiện bởi một đội ngũ nòng cốt là những "lưu manh tư tưởng". Chuyên chính tư tưởng ban hành những đạo luật tàn khốc để bóp nghẹt mọi suy nghĩ, mọi tiếng nói [và bắt giam độc đoán những chiến sĩ dân chủ bằng cách bịa đặt những tội trạng giả tạo như tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết v...v...]

 

Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần của nhiều thế hệ, khiến con người trở thành những con vẹt chỉ biết nhai lại các nguyên lý lỗi thời, bảo thủ, giáo điều. Về mặt văn hóa, nó làm cho giáo dục khô cứng, các hoạt động văn học nghệ thuật nghèo nàn, mất hết cơ hội sáng tạo và mất hết hào hứng. Các hoạt động khoa học cũng bị khô cứng và nô dịch. Nó tạo ra và buộc nhân dân phải có một tâm lý lệ thuộc vào nhà nước, lệ thuộc vào Đảng, lệ thuộc vào cán bộ.

 

Và nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê gớm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với những tội ác của các chế độ phát-xít va độc tài. Nó tàn phá cả một dân tộc và làm hại cả một nòi giống. Tội nặng nhất là vi phạm nhân quyền.

 

Theo  các khẩu hiệu tuyên truyền, các cán bộ cộng sản thường nói họ có một chế độ XHCN và một xã hội XHCN rất tốt đẹp cho một nhà nước có tên là CHXHCNVN do Đảng CS lãnh đạo. Bản chất của chế độ XHCN là đem lại tự do dân chủ và công bằng hạnh phúc cho nhân dân. Vậy mà ngày nay, từ bậc cách mạng lão thành đến các nhà trí thức và các thanh niên, ai cũng thấy là không phải thế. Đối chiếu với sự thật thường ngày họ thấy chữ XHCN thật vô duyên và vô nghĩa. Vì vậy có rất nhiều ý kiến muốn lấy lại tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

 

Trong chế độ độc tài độc đảng, Đảng CS công khai tuyên bố là Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Họ đã quét sạch tất cả các đảng phái  quốc gia khác như Quốc Dân Đảng, Đồng Minh Hội [cũng như Đại Việt, Duy Dân, Lập Hiến, Tân Tả Phái v...v...].

 

 Hai Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội trong Mặt Trận Tổ Quốc đã phải tự giải thể sau khi hoàn thành sứ mạng trong cuộc Giải Phóng Miền Nam. Trong chế độ độc tài độc đảng này không thể có dân chủ. Nó có tính phản dân chủ và có liên hệ xa gần với chế độ phát-xít. Vì vậy khẩu hiệu tuyên truyền chiến lược từ thời Tổng Khởi Nghĩa 1945 là xây dựng một chế độ chính trị tốt đẹp, "dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản tây phương" chỉ là những lời nói láo và đã bị thực tế chửi lại.

 

Loại tuyên truyền dối trá, giả nhân giả nghĩa này đã ảnh hưởng tai hại đến đời sống tinh thần, văn hóa và đạo lý của dân tộc.

Ngày nay ai cũng biết Đảng CS nói một đàng, làm một nẻo.

Nói thì dân chủ vì dân, mà làm thì chuyên chính phát-xít, nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề, "nói vậy mà không phải vậy".

 

Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò từ trẻ con đến người già. Nó tạo nên một xã hội dối lừa, lãnh đạo dối lừa, Đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, hứa hẹn lừa dối, tung hô lừa dối và lễ hội cũng dối lừa.

 

Cũng vì sự chuyên chế và tuyên truyền xảo trá, Đảng CS ngày nay là một tầng lớp thống trị, một tập đoàn chuyên nghề bóc lột, hành hạ, sai khiến nhân dân và lừa bịp nhân dân trong khi vẫn nhân danh là đầy tớ của nhân dân.

 

Bên cạnh đó phát sinh một hệ thống an ninh với Bộ Công An đầy quyền lực và thủ đoạn học được từ các chế độ phong kiến, phát xít và độc tài cộng sản. Tất cả nhằm bảo vệ quyền lực của Đảng CS. Chế độ này đang lung lay, nhưng cố che lấp sự kém cỏi bất lực của mình để ngày càng chuyên chế một cách quyết liệt nhằm bảo vệ quyền và lợi trong sự độc tài toàn trị, và đã thoát ra khỏi lòng tin của nhân dân.

Nếu Đảng vẫn cứ ngoan cố duy trì chế độ này thì sớm muộn nhân dân sẽ chán ghét và từ đó dẫn đến đổ vỡ với những tai họa khôn lường cho đất nước và dân tộc, tai họa ấy còn nặng nề gấp nhiều lần tai hại của Cải Cách Ruộng Đất và tai họa bắt cả nước xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.

Tai họa này sẽ xóa sạch vai trò lịch sử của Đảng và Đảng sẽ phải chịu tội trước lịch sư.  Ôi, cay đắng thay!

 

Cái guồng máy nhục mạ con người

Mang bộ mặt hiền lành của người cuốc đất

.............

Cay đắng thay

Mỉa mai thay

Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt

Lại đúc lên chính bộ máy này

(Bùi Minh Quốc)

 

Trong các mục tiêu của người dân thì lý tưởng cao cả nhất, tha thiết nhất và bao trùm nhất là Tự Do Dân Chủ. Vậy mà hiện nay, hiện tượng nổi bật nhất là bộ máy độc đoán và độc tài toàn trị của Đảng CS để đàn áp thẳng tay các ý kiến khác. Có một đội ngũ "lưới gỗ" rất đông đảo, chuyên ngụy biện, nói lấy được, nói bừa bãi, trắng trợn, bất chấp lẽ phải, đạo lý, hiến pháp và luật pháp, nhiều khi bằng những thủ đoạn lưu manh. Đảng này xa rời nhân dân, thống trị nhân dân, bắt nhân dân phải sống, nói và làm theo ý Đảng, nghĩa là nhân dân đã bị Đảng tước hết mọi quyền tự do dân chủ. Như vậy, trên thực tế, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng đã tạo nên một bộ máy phá dân chủ một cách trắng trợn, tinh vi và tàn bạo.

 

Bộ máy cai trị này đã tạo nên một xã hội không có tự do dân chủ, đầy tệ nạn tham nhũng, đầy tệ nạn xã hội, làm tất cả mọi người trong xã hội không lúc nào được yên tâm và thường xuyên lo lắng, sợ hãi.

 

          Về mặt chủ thuyết, chủ nghĩa xã hội bị méo mó ngày càng lớn, càng cực đoan. Nó có thể trở thành chế độ cộng sản kiểu Mao-ít, cao hơn nữa là kiểu Pôn-Pốt đã gây nên những tội phạm ghê gớm của loài người.

          Sự độc tài ý thức hệ và độc tài toàn trị cùng với dối trá, lừa bịp đã gây nên sự sợ hãi bao trùm làm tê liệt mọi tư duy và tình cảm.

 

Nói tóm lại đó là một chế độ lưu manh hóa xã hội, bần cùng hóa nhân dân, nô lệ hóa con người và [phủ nhận hay] bình quân hóa mọi ý nghĩ, cá tính, tình cảm và tư duy. Đảng CS phải ý thức nguy cơ này. Nếu không tôn trọng chế độ dân chủ và sinh hoạt dân chủ thì chẳng chóng thì chầy Đảng sẽ bị giống nòi và dân tộc loại trừ. Vậy mà ngày nay Đảng vẫn cho sinh mệnh và vai trò của mình là quan trọng hơn cả sự phát triển của đất nước, hơn cả cuộc sống của nhân dân, hơn cả sự nghèo khổ và tụt hậu của đất nước, thì chắc chắn Đảng sẽ đi vào ngõ cụt của sự tàn lụi.

 

Trong khi đó tại các quốc gia văn minh, các Đảng CS đã thay đổi chủ thuyết, đường lối chính sách cũng như quan niệm tổ chức và sinh hoạt để theo kịp trào lưu dân chủ hóa và hiện đại hóa trên toàn cầu. Chính Đảng Cộng Sản Pháp cũng đã công khai tuyên bố phủ nhận Chủ Nghĩa Xã Hội Mác-Lênin, từ bỏ thuyết Chuyên Chính Vô Sản và chính sách Tập Trung Dân Chủ. Vì đó là những học thuyết lỗi thời phản dân tộc và phản nhân loại. Nó còn đi trái với văn hóa, đạo lý [và những lý tưởng truyền thống của dân tộc như tinh thần đại đồng, tinh thần nhân bản, tinh thần dân chủ, tinh thần hiếu hòa và tinh thần bao dung].

 

Hiện nay những người lãnh đạo Đảng CS vẫn kiên định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.  Mà tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê.  Theo chủ nghĩa này toàn dân toàn quân cũng như các cơ quan nhà nước phải tuân phục Đảng CS bằng sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. Toàn thể nhân dân phải học tập và tuân hành nghị quyết của Đảng. Nhiều khi những nghị quyết này đi ngược lại những quy định về hiến pháp và luật pháp do quốc hội thông qua. Mà quốc hội muốn thông qua cái gì cũng phải được Đảng phê duyệt.

 

Đảng kiên trì chế độ tập trung quyền lực, tập trung tư tưởng, tập trung dân chủ trong chế độ vô sản chuyên chính.  Như vậy thực chất chế độ không phải là có dân chủ xã hội chủ nghĩa mà là chế độ xã hội phản dân chủ.

 

[Ngày nay tổ chức Quốc Tế Xã Hội (Socialist International) quy tụ trên 60 Đảng Xã Hội, Dân Chủ Xã Hội, và Lao Động trên thế giới. Tổ chức Liên Minh Xã Hội Á Châu (Asian Socialist Conference) cũng kết hợp môt số Đảng Xã Hội và Lao Động tại miền thế giới này. Cả hai tổ chức Quốc Tế Xã Hội nói trên đều theo Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội (Democratic Socialism), tôn trọng những quyền tự do chính trị như tự do phát biểu, tự do lập đảng, tự do tuyển cử và bác bỏ chế độ mệnh danh là vô sản chuyên chính hay độc tài đảng trị. Bản Tuyên Ngôn Liên Minh Xã Hội Á Châu năm 1953 viết:  "Chúng tôi, các Đảng Xã Hội, Dân Chủ Xã Hội và Lao Động tại Á Châu, tuyên bố phủ nhận chủ nghĩa CS, và tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu của chúng tôi để thay thế các chế độ phong kiến lạc hậu bằng chế độ Dân Chủ Xã Hội."

 

Các Đảng Xã Hội và Lao Động tại Âu Châu chủ trương giải phóng lao động bằng đấu tranh đại nghị và nghiệp đoàn. Họ đã góp phần xây dựng hòa bình thế giới, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của các tầng lớp lao động và tiểu tư sản. Họ có những thành tích đấu tranh bảo vệ tự do dân chủ và giải phóng lao động từ cuối Thế Kỷ 19, đầu Thế Kỷ 20. Những Đảng tiền phong là các Đảng Lao Động tại Anh, Hà Lan, Úc, Canada, các Đảng Xã Hội và Dân Chủ Xã Hội tại Pháp, Đức, Áo, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v...v... Mới đây sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ 1989, các Đảng Xã Hội và Dân Chủ Xã Hội tại Đông Âu đã phục hoạt trở lại như tại Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, An Ba Ni, Lỗ Ma Ni  v...v...

 

          Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng lao động, các Đảng Lao Động, Xã Hội và Dân Chủ Xã Hội Âu Châu là những đối thủ nguy hiểm nhất của Đảng CS. Tháng 2-1917 Đảng Dân Chủ Xã Hội của Kerensky được nhân dân Nga tín nhiệm trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội Lập Hiến. Tuy nhiên, 8 tháng sau, Lênin đảo chính võ trang lật đổ chế độ Kerensky để thành lập Liên Bang Sô Viết theo chế độ CS, với vô sản chuyên chính, độc tài đảng trị và độc quyền tư tưởng. Sau 70 năm nắm chính quyền, Đảng CS Liên Xô đã không xây dựng được chủ nghĩa xã hội chân chính theo đường lối của Quốc Tế Xã Hội. Kết quả là nhân dân vừa mất tự do, vừa lâm vào cảnh nghèo khổ túng thiếu.]

 

Ở Việt Nam cũng vậy, tới đầu thập niên 1980, xã hội chủ nghĩa là "xếp hàng cả ngày", xã hội bất công, nhà nước độc tài với những tệ nạn ngày càng trầm trọng, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng. Do đó muốn xây dựng một chế độ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, Việt Nam phải xóa bỏ thứ (ngụy) chủ nghĩa xã hội với độc tài toàn trị và độc quyền lãnh đạo của Đảng CS. Mà muốn đả phá chuyên chính, đả phá toàn trị, đả phá độc quyền thì phải xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp [để thiết lập chế độ Dân Chủ Pháp Trị theo Chủ Nghĩa Dân Chủ Tự Do hay Dân Chủ Xã Hội chính thống của nhân loại văn minh].

 

          Nhận định sau cùng là muốn hội nhập vào cộng đồng các quốc gia văn minh trên thế giới, các chính phủ, nhất là ở Việt Nam, phải biết tự trọng và trọng danh dự quốc gia bằng cách tôn trọng chữ ký và cam kết của mình trong các Hiệp Ước và Công Ước Quốc Tế, đặc biệt là Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa mà Chính Phủ đã ký kết và Quốc Hội đã phê chuẩn. Có như vậy Việt Nam mới có cơ hội tiến lên sánh vai với các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới để, bằng hợp tác và hữu nghị, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, phát triển, văn minh và tiến bộ, đem lại tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội cho người dân.

 

Hải Ngoại ngày 15- 9-2007

                                                Ls Nguyễn Hữu Thống

 

 

 

Luật sư Nguyễn Hữu Thống

tự Nhuệ Hồng

 

-  Tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Hà Nội và Saigon (1954)

-  Hành nghề Luật Sư tại Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ (từ 1954)

-  Chủ Bút nhật báo Tiếng Miền Nam (1955)

-  Trưởng Phái Đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Hội Nghị Các Nhà Văn Á  Châu (1956)

-  Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa  (1966-1967)

-  Giáo Sư Chính Trị Học Đại Học Đà Lạt (1973-1974)

-  Chủ Tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền (từ 1990)

-  Sáng Lập và Cố Vấn Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (từ 1997)

 

CÁC TÁC PHẨM VỀ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN:

 

Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội (1957)

  Nền Dân Chủ Trong Các Tân Quốc Gia (1960)

  Cẩm Nang Nhân Quyền (1998)

  Luật Quốc Tế Nhân Quyền (1998-1999)

  Giải Thể Chế Độ Cộng Sản (2002)

  Restoring The Historic Truth (2003)

  Hiến Chương Nhân Quyền Cho Việt Nam (2005) (song ngữ)