Saturday, September 5, 2009

GTCDCS: Hợp tác và Thương nghị & Ấn Độ 1914

(tiếp theo)

                     Sách biên khảo

Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

Luật sư Nguyễn Hữu Thống       

 

 

7. HỢP TÁC VÀ THƯƠNG NGHỊ

 

            Sau Thế Chiến Thứ Nhất, năm 1919 tại Paris dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, bộ ba Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành nhân danh Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước đã đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh và Chính Phủ Pháp Thỉnh nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam trong tinh thần hợp tác và thương nghị, nguyên văn như sau:

 

            "Từ sau cuộc chiến thắng của Đồng Minh, các dân tộc bị trị vô cùng xúc động trước những triển vọng tương lai căn cứ vào những cam kết minh thị và trân trọng của các cường quốc Đồng Minh trước dư luận thế giới trong cuộc đấu tranh vừa qua để bảo vệ Văn Minh chống lại Dã Man.


            Chiếu theo các cam kết này, một Kỷ Nguyên mới của Luật Pháp và Công Lý sẽ khai mở đem lại hy vọng chứa chan cho các dân tộc bị trị.


            Trong khi chờ đợi Nguyên Tắc Chủ Quyền Quốc Gia được chấp thuận trong lý tưởng cũng như trên thực tế do sự thừa nhận và thực thi Quyền Dân Tộc Tự Quyết thiêng liêng, Dân Tộc Việt Nam trân trọng đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh cao quý, cũng như Chính Phủ Pháp khả kính, những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:


            1) Ban hành Đại Xá cho tất cả các chính trị phạm bản xứ.

            2) Cải thiện chế độ tư pháp Đông Dương bằng cách ban hành những bảo đảm về quyền bình đẳng trước pháp luật giữa người bản xứ và người Âu Châu. Bãi bỏ tòan bộ và vĩnh viễn hệ thống tòa án đặc biệt được dùng làm công cụ khủng bố và đàn áp các thành phần lương thiện nhất của dân tộc Việt Nam.


            3) Ban hành Tự Do Báo Chí, Tự Do Ngôn Luận

            4) Ban hành Tự Do Lập Hội và Tự Do Hội Họp.

            5) Ban hành Tự Do Di Trú và Xuất Ngoại

            6) Ban hành Tự Do Giáo Dục và thiết lập tại các tỉnh những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ.

            7) Thay thế chế độ cai trị bằng nghị định bằng chế độ pháp trị.

            8) Thành lập Phái Bộ Thường Trực dân cử của người bản xứ bên cạnh Quốc Hội Pháp để đạo đạt tới Quốc Hội những nguyện vọng của người bản xứ.


            Khi đệ trình những thỉnh nguyện nêu trên, Dân Tộc Việt Nam kỳ vọng vào nền Công Lý Thế Giới của các Cường Quốc và đặc biệt tin tưởng vào sự hào hiệp của Dân Tộc Pháp Cao Quý hiện đang nắm giữ vận mệnh của Dân Tộc Việt Nam bằng cách đứng ra bảo hộ Dân Tộc Việt Nam nhân danh Cộng Hòa Pháp. Dân Tộc Việt Nam không hổ thẹn được sự bảo trợ của Dân Tộc Pháp, trái lại còn cảm thấy vinh hạnh. Vì họ biết rằng Dân Tộc Pháp biểu tượng cho Tự Do và Công Lý, và sẽ không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của Nghĩa Bác Ái tòan cầu. Vì những lý do đó, trong khi lắng nghe tiếng nói của kẻ bị trị, Dân Tộc Pháp sẽ hòan thành nghĩa vụ của mình đối với nước Pháp cũng như đối với nhân loại". 

 

            Thay mặt HỘI NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC: Nguyễn Ái Quốc

 

            Luật Sư Phan Văn Trường, tiến sĩ luật khoa, Chủ Tịch Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước tại Paris là người soạn tài liệu này.

             

8. ẤN ĐỘ 1914: MỘT KINH NGHIỆM HỢP TÁC

 

            Năm 1914 khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Gandhi hô hào người Ấn hãy tình nguyện gia nhập quân đội Hoàng Gia Anh để chống Đức. Đây không phải là nghĩa vụ cưỡng bách của những kẻ nô lệ đối với chủ nhân ông phong kiến. Trong cuốn Gandhi Tự Truyện (The Story of my Experiments with Truth), ông viết:

 

             "Tôi không cho rằng người Ấn bị coi như những người nô lệ. Sự kỳ thị không phải do chính sách thuộc địa, mà do những viên chức thực dân bản xứ. Chúng tôi hy vọng có thể sửa đổi họ bằng tình thương. Nếu chúng tôi muốn người Anh hợp tác và giúp đỡ chúng tôi, thì chúng tôi cũng có nghĩa vụ phải giúp đỡ họ trong những giờ phút khẩn trương. Chúng tôi sẽ không lợi dụng tình trạng chiến tranh để đòi những yêu cầu cải thiện quy chế thuộc địa. Trong tinh thần đó cá nhân tôi tình nguyện xung vào ban cứu thương.

 

            "Ý thức trọn vẹn trách nhiệm của mình, tôi công khai ủng hộ việc tuyển mộ binh sĩ Ấn Độ để phục vụ Quân Đội Hoàng Gia Anh. Đây là sự trợ giúp vô điều kiện và không tính toán. Chúng tôi kỳ vọng rằng với thiện chí này, trong tương lai, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thân hữu nhất của Đế Quốc Anh. Nhờ tình thân hữu chúng tôi hy vọng sẽ đạt được mục tiêu mau chóng hơn. Do đó trong thời chiến, chúng tôi sẽ không nhắc đến ''tự trị hay chủ quyền''. Tôi sẽ để Ấn Độ hiến dâng những đứa con trai tráng của mình hy sinh cho Đế Quốc Anh. Ngày nay chúng tôi ý thức rằng nguyện vọng tự trị đã phổ cập trong dân chúng. Và trong khoảng thời gian không xa - được ấn định bởi một đạo luật - chính quyền hữu trách sẽ được trao cho người Ấn Độ. Chúng tôi đem hết quyết tâm phục vụ mục tiêu cứu nguy Đế Quốc Anh. Và trong sự hợp tác đó, chúng tôi đã tìm ra con đường tự trị.''

 

            Tới năm l918, l triệu binh sĩ và công binh chiến đấu Ấn Độ đã phục vụ trong quân đội Hoàng Gia Anh. 100 ngàn người bị thương vong trong số đó có 36 ngàn tử thương. Vì vậy khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Anh đã ban hành "Luật Tổ Chức Chính Quyền Ấn Độ năm 1919''. Luật này mở rộng quyền tham gia của người Ấn Độ vào các cơ quan lập pháp và hành pháp tại trung ương và địa phương. Tại Punjab, Luật Sư Pandit Nehru (cha) được bầu làm chủ tịch quốc hội. Mục tiêu tranh đấu của ông là Tự Trị (Self- Rule)

 

Xem tiếp ---->            9-- Việt Nam 1919: Một cơ hội bỏ lỡ



Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

Luật sư Nguyễn Hữu Thống

 

B. Vinh Danh Cuộc Đấu Tranh Chính Trị và Ngoại Giao

              1 -- Bài Học Nhật Bản: Canh Tân và Giáo Dục

             2-- Tư Tưởng Chính Trị.

              3-- Đấu tranh bất bạo động

              4-- Giáo dục bạo động đồng thi hành

             5-- Phan Bội Châu tự phán

             6-- Đấu tranh pháp lý

             7-- Hợp tác và thương nghị

             8-- Ấn Độ 1914: Một kinh nghiệm hợp tác

             9-- Việt Nam 1919: Một cơ hội bỏ lỡ

             10-- Đấu tranh chính trị và ngoại giao

 


GTCDCS: Đấu Tranh Pháp Lý

(tiếp theo)

                     Sách biên khảo

Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

Luật sư Nguyễn Hữu Thống       

 

 

6. ĐẤU TRANH PHÁP LÝ


http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/images/phamquynh.jpg

 

            Trong chiều hướng ôn hòa, Phạm Quỳnh chọn con đường đấu tranh chính trị và ngoại giao, đòi Pháp trả lại tự trị cho Việt Nam theo đúng tinh thần và điều khoản của Hiệp Ước Bảo Hộ Patenôtre (1884). Vì Hiệp Ước này chỉ cho người Pháp quyền bảo hộ (protéger) chứ không trao quyền cai trị và quản trị hành chánh (gouverner et administrer).

 

            Chiếu điều 1 Hiệp Ước Patenôtre, Việt Nam thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Từ nay Pháp được đại diện Việt Nam trong các tương quan quốc tế (relations extérieures).

 

            Điều 5 viết: "Tại Trung Kỳ, (Annam), một Tổng Khâm Sứ (Résident Général) thay mặt chính phủ Pháp để đại diện ngoại giao cho Việt Nam và đảm nhiệm chức vụ bảo hộ (protectorat). Tuy nhiên Tổng Khâm sứ không được can thiệp vào việc hành chánh địa phương tại các tỉnh (sans s'immiscer dans l'administration locale des provinces). Vị này sẽ được cư trú tại Nội Thành Huế với một đoàn vệ binh quân sự." (Il résidera dans la citadelle de Hué avec une escorte militaire).

 

            Các Điều 6 và 7 viết:

 

"Tại Bắc Kỳ, các công sứ được chỉ định bởi chính phủ Pháp. Họ không được can thiệp vào các công việc hành chánh địa phương tại các tỉnh. (Les Résidents éviteront de s'occuper des détails de l'administration intérieure des provinces). Các quan lại bản xứ mọi cấp sẽ tiếp tục cai trị và quản trị hành chánh dưới quyền kiểm soát của các công sứ." (Les fonctionnaires indigènes de tout ordre continueront à gouverner et à administrer sous leur contrôle).

 

          Đặc biệt Điều XVI Hiệp Ước viết:

 

 "Quốc vương Việt Nam vẫn tiếp tục điều khiển việc quản trị hành chánh địa phương tại các xứ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) ngoại trừ những hạn chế quy định trong Hiệp Ước này". (S.M. le Roi d'Annam continuera, comme par le passé, à diriger l'administration intérieure de ses États, sauf les restrictions qui résultent de la présente Convention).

           

3 năm sau, năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương và Toàn Quyền Đông Dương để nắm toàn quyền cai trị. Đây là một vi phạm nghiêm trọng Hiệp Ước Bảo Hộ Patenôtre.

 

            Năm l922 tại Paris, trước Ban Đạo Lý Chính trị của Hàn Lâm Viện Pháp, Phạm Quỳnh đã nói lên tư tưỏng chính trị của mình, đòi có một quốc gia Việt Nam văn hiến, có truyền thống, có quốc hồn, quốc túy:

 

            "Dân Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng được đâu. Chúng tôi là một quyển sách đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai, đã mấy mươi thế kỷ nay. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp thời trang, nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng chữ cũ được. Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam cho vừa truyền được cái khoa học kỹ thuật cao thượng đời nay, vừa không đến nỗi làm chúng tôi mất giống đi, mất cái quốc tính của chúng tôi thành một dân tộc vô hồn, không còn có tinh thần đặc sắc gì nữa, như mấy cái thuộc địa cổ của người Pháp kia.

            "Nếu văn minh là cái vốn và là một truyền thống, thì chúng tôi tha thiết giữ nguyên cái vốn kiên trì cố gắng mà tổ tiên đã để lại. Chúng tôi không muốn với bất cứ giá nào bỏ mất quá khứ, cái quá khứ ngàn năm đã tạo ra chúng tôi ngày nay. Chúng tôi muốn giữ lấy cái bản tính quốc gia, cái cá tính lịch sử của chúng tôi".

-- (Thuyết Trình tại Paris, 1923)

 

            Theo Lê Văn Siêu, Phạm Quỳnh "là một nhà yêu nước, làm việc vì mình và cho mình thì ít, nhưng làm việc cho văn hóa thì nhiều hơn ai hết, ở hồi đầu thế kỷ". (Văn Học Sử thời kháng Pháp).

 

            Trong 3 thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, ngòai đường lối đấu tranh bạo động võ trang của Phan Bội Châu, còn có sách lược đấu tranh ôn hòa bất bạo động của Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu. Phan Chu Trinh với thuyết Cộng Hòa Dân Chủ, Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu với chủ trương Quân Chủ Lập Hiến, đòi tự trị và độc lập cho Việt Nam. Ngoài ra còn có thuyết "Trực Trị" của Nguyễn Văn Vĩnh:

 http://www.nguyenvanvinh.net/Gia%20Dinh%20Ong%20NVV/Pict/ong%20co%20Vinh.jpg

            "Thấy ở nước ta, ba kỳ có 3 chế độ chính trị khác nhau. Nguyễn Văn Vĩnh mới chủ trương thuyết "Trực Trị". Người Pháp trực tiếp cai trị người Nam, như ở Nam Kỳ, không phải qua vua quan người Nam, thì dân được hưởng nhiều chế độ rộng rãi hơn. Phạm Quỳnh, trái lại, chủ trương thuyết Lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp Ước 1884, chỉ đóng vai bảo hộ, còn công việc trong nước thì vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan, không phải vì danh. Quốc dân biết Phạm Quỳnh hơn mấy Thượng Thư Nam Triều. Cũng không phải vì lợi, làm báo Nam Phong, Phạm Quỳnh được phụ cấp to hơn lương Thượng Thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ là để đổi lấy danh nghĩa Chính Phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại Hiệp Ước 1884. Vậy một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị, chẳng qua chỉ là một việc miễn cưỡng trái với ý muốn, để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn, chứ thực lòng, là một người dân mất nước, ai không đau đớn, ai không khóc thầm". (Nguyễn Công Hoan: Đời Viết Văn của tôi (l97l)

 

            Phạm Quỳnh không tán thành thuyết Trực Trị và đòi có một quốc gia, một tổ quốc. Trong Thư ngỏ gởi Bộ Trưởng Thuộc Địa Paul Reynaud sang thăm Việt Nam năm 1931, ông viết:

 

            "Chúng tôi đang đi tìm Tổ Quốc, mà không thấy Tổ Quốc ở đâu. Tổ Quốc ấy đối với chúng tôi nhất định không phải là nước Pháp. Lời nói đó không hề có ý bất chính gì. Chính nó tiêu biểu cho sự thực chính xác. Người Việt Nam không thể coi nước Pháp làm Tổ Quốc được, vì trước đã có Tổ Quốc của mình rồi, mà Tổ Quốc đó nước Pháp có thể vì chúng tôi khôi phục lại bằng cách ban cho chúng tôi một hiến pháp, cho quan niệm quốc gia của chúng tôi được phát triển, cho chúng tôi cũng được sống như những người dân của một quốc gia xứng đáng". (Nam Phong, tháng 10-1931)

 

            Muốn khôi phục lại Tổ Quốc phải thâu hồi tự trị rồi độc lập cho quốc gia. Muốn có tự trị phải đấu tranh chính trị, đấu tranh pháp lý, đòi tôn trọng và thực thi Hiệp Ước Bảo Hộ Patenôtre 1884.

 

            Chiếu HIỆP ƯỚC BONARD (1862) Việt Nam nhượng cho Pháp 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ.         

 

            Chiếu HIÊP ƯỚC DUPRE (1874), Việt Nam nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ làm thuộc địa. Ngược lại, Pháp thừa nhận chủ quyền của quốc vương Việt Nam (tại Trung và Bắc Kỳ). Từ nay Việt Nam được độc lập đối với các quốc gia khác (như Trung Hoa: các ấn sắc phong của vua nhà Thanh cho vua Việt Nam bị tiêu hủy). Việt Nam thuộc quyền bảo hộ của Pháp nên không còn chịu thần phục Trung Hoa nữa. Quốc Vương Việt Nam được quyền bổ nhiệm sứ thần tại Paris.

 

            Về mặt an ninh quốc phòng, Pháp nhận yểm trợ Việt Nam chống ngoại xâm và nội loạn. Về mặt đối ngọai, Việt Nam thuận theo chính sách ngọai giao của Pháp. Nói tóm lại, ngọai trừ về ngoại giao và quốc phòng Việt Nam được toàn quyền tự trị về mặt nội bộ.

 

            Chiếu HIÊP ƯỚC BẢO HÔ PATENÔTRE (1884), quốc vương Việt Nam được tòan quyền quản trị Trung Kỳ (Pháp chỉ đặt một tòa Khâm Sứ tại Nội Thành Huế để tiện liên lạc). Tuy nhiên tại Bắc Kỳ, Pháp được quyền đặt các tòa Công Sứ tại mỗi tỉnh để kiểm soát việc cai trị của các quan lại Việt Nam. Dầu sao Pháp cam kết không trực tiếp can thiệp vào việc nội trị của Việt Nam. Pháp chỉ có quyền bảo hộ chứ không có quyền cai trị. Vua quan Việt Nam vẫn giữ quyền cai trị và quản trị hành chánh tại các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

 

            Năm 1885 chính phủ Mãn Thanh ký Hiệp Ứơc Thiên Tân để thừa nhận sự bảo hộ của Pháp tại Việt Nam.

 

            Với thời gian, Pháp không tuân hành các điều khỏan của Hiệp Ước 1884 và đã thực sự cai trị cả ba kỳ. Kể từ 1887, Liên Bang Đông Dương được thành lập. Chính phủ bảo hộ gồm có Tòan Quyền Đông Dương, Thống Đốc Nam Kỳ, Khâm Sứ Trung Kỳ, Thống Sứ Bắc kỳ và các Công Sứ tại các tỉnh. Từ đó chính phủ bảo hộ nắm thực quyền, triều đình Huế chỉ giữ hư vị, hữu danh vô thực. (Việt Nam mất quyền ngoại giao, quốc phòng và cả quyền hành chánh về mặt nội trị).

 

            Năm 1932, Phạm Quỳnh bỏ chức vụ chủ bút Nam Phong vào Huế làm Đổng Lý Văn Phòng cho vua Bảo Đại. Năm sau làm Thượng Thư Bộ Học và năm 1942 giữ chức Lại Bộ Thượng Thư (Thủ Tướng). Sau cuộc đảo chánh Nhật, thay mặt vua, Phạm Quỳnh đọc Tuyên Ngôn Việt Nam Độc Lập ngày 11-3-1945.

 

            Muốn hiểu rõ lập trường của Phạm Quỳnh về cuộc vận động giải phóng dân tộc, chúng ta hãy đọc bản phúc trình mật đề ngày 8-1-l945 của Khâm Sứ Trung Kỳ Haelewyn gởi Tòan Quyền Đông Dương Decoux:

 

            "Một lần nữa Lại Bộ Thượng Thư (Phạm Quỳnh) cực lực phiền trách chúng ta (người Pháp) đã trưng thu lúa gạo của dân để tiếp tế cho quân đội Nhật Bản. Phạm Quỳnh còn yêu cầu chúng ta phải tôn trọng lời hứa bằng cách trả lại Bắc Kỳ cho chính phủ Nam Trìêu trong một thời hạn ngắn nhất, để thiết lập tự trị cho Trung và Bắc Kỳ, biến chế độ bảo hộ thành chế độ Thịnh Vượng Chung (Commonwealth). Đồng thời chấm dứt chế độ thuộc địa Nam Kỳ, để thành lập quốc gia Việt Nam (độc lập và thống nhất)

 

            "Mặc dầu mọi vẻ nhã nhặn và mềm dẻo bên ngoài, Phạm Quỳnh là một phần tử không khoan nhượng trong mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam. Chúng ta đừng nuôi hy vọng có thể lung lạc lòng yêu nước chân thành bất di bất dịch của ông ta. Hiện thời ông ta là một đối thủ thận trọng chừng mực nhưng kiên quyết trong vấn đề bảo hộ của Pháp. Do đó Phạm Quỳnh rất có thể trở thành một đối thủ bất khả quy của chúng ta nếu ông ta hưởng ứng lời hứa hẹn của Nhật Bản trong chủ thuyết Đại Đông Á...."

 

            Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. 3 quốc vương Việt Nam, Cao Miên, và Ai Lao cùng ra Tuyên Ngôn Độc Lập, Bảo Đại ngày 11-3-1945, Sihanouk ngày 13-3-1945 và Sisavangvong ngày 11-4-1945. Bốn năm sau, năm 1949, 3 nước Việt Nam, Ai Lao và Cao Miên cùng giành được độc lập do các Hiệp Định ký kết tại Paris:

             1) Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949 ký kết giữa Tổng Thống Vincent Auriol và quốc trưởng Bảo Đại để trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam.

            2) Hiệp Định ngày 20-7-1949 ký kết giữa Tổng Thống Vincent Auriol và quốc vương Ai Lao Sisavangvong theo "tinh thần Hiệp Định Élysée".

            3) Hiệp Định ngày 8-11-1949 ký kết giữa Tổng Thống Vincent Auriol và quốc vương Cao Miên Sihanouk chấm dứt chế độ bảo hộ thiết lập từ 1863.

           

 

Xem tiếp ---->         7-- Hợp tác và thương nghị

 


Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

Luật sư Nguyễn Hữu Thống

 

B. Vinh Danh Cuộc Đấu Tranh Chính Trị và Ngoại Giao

              1 -- Bài Học Nhật Bản: Canh Tân và Giáo Dục

             2-- Tư Tưởng Chính Trị.

              3-- Đấu tranh bất bạo động

              4-- Giáo dục bạo động đồng thi hành

             5-- Phan Bội Châu tự phán

             6-- Đấu tranh pháp lý

             7-- Hợp tác và thương nghị

             8-- Ấn Độ 1914: Một kinh nghiệm hợp tác

             9-- Việt Nam 1919: Một cơ hội bỏ lỡ

             10-- Đấu tranh chính trị và ngoại giao

 

GTCDCS: Phan Bội Châu tự phán

Phần Thứ Tư: Đường Hướng Đấu Tranh                                                     

 I. Phục Hồi Sự Thật Lịch Sử                                                             

                 A. Giải Tỏa Huyền Thoại Hồ Chí Minh                                         

                 B. Vinh Danh Cuộc Đấu Tranh Chính Trị và Ngoại Giao

 

             1 -- Bài Học Nhật Bản: Canh Tân và Giáo Dục

             2-- Tư Tưởng Chính Trị.

             3-- Đấu tranh bất bạo động

             4-- Giáo dục bạo động đồng thi hành

             5-- Phan Bội Châu tự phán

             6-- Đấu tranh pháp lý

             7-- Hợp tác và thương nghị

             8-- Ấn Độ 1914: Một kinh nghiệm hợp tác

             9-- Việt Nam 1919: Một cơ hội bỏ lỡ

             10-- Đấu tranh chính trị và ngoại giao



http://files.chungta.com/Thumbnail.ashx/0/180/0/5EF3DCF639004F5FAC8C65215A00D25F/Cu_Phan_Boi_Chau.jpg

5.PHAN BỘI CHÂU TỰ PHÁN.


            Từ đó, các sĩ phu Việt Nam nhìn rõ những sở đoản của giải pháp bạo động và vọng ngoại. Để giành lại chủ quyền, về mặt ngoại viện, Việt Nam biết trông cậy vào ai?

 

            Nhật Bản ư? Nhưng nước này lại quá tàn nhẫn vì còn nuôi những tham vọng vị kỷ muốn làm bá chủ Á Đông. Sau khi ký hiệp ứơc kinh tế với Pháp, chính phủ Nhật đã trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để và 200 sinh viên trí thức Việt Nam trong phong trào Đông Du từ 1908.

 

          Trung Hoa ư? Nhưng từ sau cuộc Cách Mạng Tân Hợi, Trung Hoa Quốc Dân Đảng vẫn không giúp được gì cho các chiến hữu Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hơn nữa do tệ nạn sứ quân, chính phủ Trung Hoa đã bắt giam Phan Bội Châu trong 4 năm.

 

            Đức ư? Nhưng quốc gia này đã thất trận trước liên minh Anh Mỹ Pháp từ 1918.

          Nga ư? Nhưng nước này lại quá hiểm độc. Họ buộc các sinh viên du học phải trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản và đấu tranh giai cấp, tiêu diệt tư sản và tiểu tư sản để phục vụ cách mạng vô sản, trái với chủ trương đoàn kết dân tộc.

 

            Năm 1907, tại Trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội, Phan Chu Trinh đề ra gỉai pháp tự lực tự cường: "KHÔNG NÊN TRÔNG NGƯỜI NGOÀI, trông người ngòai là ngu. KHÔNG NÊN BAO ĐỘNG, bạo động thì chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, KHÔNG GÌ BẰNG HỌC". Học để khai dân trí, hưng dân khí, thực nhân tài và hậu dân sinh.

 

            Thấm nhuần tư tưởng tự do dân chủ phóng khoáng của Montesquieu, Rousseau, Lương Khải Siêu, và Khang Hữu Vi, Phan Chu Trinh đề ra chính sách đổi mới chủ trương hợp tác với nhà nước bảo hộ Pháp để cầu tiến bộ (ỷ Pháp cầu tiến bộ). Năm 1906, ông gửi Toàn Quyền Đông Dương bản "Đầu Pháp-Chính-Phủ Thư" (đầu có nghĩa là gửi), yêu cầu chính phủ thực thi những cải cách thiết thực cho dân chúng.

 

 Sau đó ông ra Hà Nội thuyết trình về chủ nghĩa Duy Tân tại Trường Đông Kinh Nghĩa Thục do các Tân Đảng Bắc Hà thành lập. Ông hô hào quốc dân bỏ cũ đổi mới, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tránh bạo động và không vọng ngoại. Chống chế độ quân chủ phong kiến, ông đề cao chế độ dân chủ. Cùng với các đồng chí Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng, ông phản đối chính sách ngu dân của Triều Đình Huế. Ông đề xướng phong trào Duy Tân, mở trường học, lập hội buôn, cắt tóc ngắn, mặc âu phục bằng vải nội hóa. Triều đình Huế coi ông là phần tử nguy hiểm cần phải loại trừ.

 

Năm 1908 nhân phong trào nông dân đòi giảm sưu thuế tại Quảng Nam, nơi sinh quán Phan Chu Trinh, triều đình truy tố ông về tội "xúi dân làm loạn"và tuyên án trảm quyết. Trong năm này họ đã trảm quyết Trần Quý Cáp tại Nha Trang. Nhờ sự can thiệp tích cực của Hội Nhân Quyền và Đảng Xã Hội Pháp, triều đình Huế phải cải án tử hình thành khổ sai chung thân và đầy ông ra Côn Đảo. Ba năm sau, Hội Nhân Quyền và Đảng Xã Hội Pháp lại vận động với Thủ Tướng Pháp xin ân xá và cấp giấy phép cho Phan Chu Trinh sang Pháp du học cùng với con trai là Phan Chu Dật.

 

            Trước sau Phan Chu Trinh vẫn trung thành với chính sách canh tân, hợp tác và thương nghị với Pháp.

 

            Tại Đông Kinh năm 1906, sau khi cùng Phan Bội Châu tham quan các trường học và khảo sát chính sách giáo dục của Nhật Bản, Phan Chu Trinh tâm sự với Phan Bội Châu:

            "Trình độ dân Nhật Bản như thế mà trình độ dân ta như thế, không nô lệ sao được! Được bấy nhiêu sinh viên du học Nhật Bản là sự nghiệp lớn của ông. Từ nay ông nên lưu Đông yên nghỉ, chăm việc làm sách, bất tất nói bài Pháp làm gì, chỉ nên đề xướng dân quyền. Dân đã biết có quyền thì mọi việc khác có thể tính lần được. Ông hãy hết sức trân trọng. Quốc dân chỉ kỳ vọng nơi mình ông. Kỳ Ngoại Hầu không cần gì đâu"

-- (Phan Bội Châu Tự Phán).

 

            Cuộc Đông Du nặng về giáo dục, khai dân trí, hưng dân khí, thực nhân tài. Giáo dục vụ về xây dựng không đi với bạo động. Đàm Kỳ Sinh khi qua Nhật cũng đóan biết giáo dục không đi với bạo động. Ông thường than thở với Phan Bội Châu: "công việc chúng ta làm, liệu có nên được chăng?" Cụ Phan viết; "tôi nhận kiến thức ấy, tôi thua ông xa"(Tự Phán).

 

            Sau Cách Mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu đến gặp vị bí thư của Tôn Trung Sơn tại Nam Kinh và Đô Đốc Trần Kỳ Mỹ tại Thượng Hải để nhờ yểm trợ cuộc cách mạng "bạo động kịch liệt".  Nhưng các chiến hữu Trung Hoa chỉ khuyên ông hãy tuyển chọn các sinh viên nhập các học đường Trung Hoa để chứa sẵn nhân tài, chờ cơ hội. Họ không tán thành đường lối bạo động "bảo rằng nên theo giáo dục, hãy bắt tay vào, hễ quốc dân không được giáo dục thì chẳng bao giờ bạo động mà công hiệu".

 

            Sau những thất bại đau thương do bạo động, Phan Bội Châu tự phán:

 

          "Than ôi! Việc đời quá chừng trắc trở, cơ trời quá khó đo lường, hy sinh oan đồng bào mà không có kết quả gì, thiệt là đại tội cực ác của tôi, mà tôi phải thiên vàn thừa nhận.

            "Vứt đầu sọ chí sĩ, hao huyết tủy nghĩa dân không biết bao nhiêu, mà những điều sở kỷ chẳng mảy may gì như ý! Nếu bảo tôi Nam hồi lần này chỉ có tội nặng mà không công gì, tôi cũng hết lời chối cãi!

             "Mục đích của tôi là thừa cơ hội đảng cách mạng Tàu thành công, mượn tay người Tàu xoay chuyển một cuộc mới khác. Tuy nhiên sau việc mà nghĩ lại thì kế họach này cũng ngông quá. Vì ở trong không có một tổ chức thực lực gì, chỉ trông chờ ngọai lực, điều gì cũng cậy vào lưng người. Xưa nay Đông Tây các nước, không một đảng cách mạng nào chỉ là đoàn ăn mày các nước mà làm nên công được." (Tự Phán).

 

            Sau Thế Chiến Thứ Nhất, Phan Bội Châu xét rõ tình thế thấy rằng Việt Nam không thể kỳ vọng vào sự gíup đỡ của Tàu, vì Tàu còn tự cứu không xong. Cũng không thể trông đợi gì ở Nhật, vì Nhật tâm địa gian hiểm, chỉ vụ lợi kỷ mà thôi. Rốt cuộc Phan Bội Châu cũng đồng ý với Phan Chu Trinh về chủ trương hợp tác và thương nghị với Pháp khi viết "Pháp Việt Đề Huề Chính Kiến Thư" (1918)

 

            Trước đó 12 năm, năm 1906 Phan Chu Trinh cũng đã gởi Chính Phủ bảo hộ bản "Đầu Pháp Chính Phủ Thư".

 

             Như vậy là trong những năm 1906 và 1918, Phan Chu Trinh, và Phan Bội Châu đã công khai đề xướng sách lược đấu tranh công khai ôn hòa, bất bạo động, chủ trương CANH TÂN, HƠP TÁC và THƯƠNG NGHI với Pháp để đòi tự trị trong giai đọan đầu và độc lập trong giai đoạn sau.

 

Chúng ta biết rằng từ thế kỷ 18, Pháp là nước có những truyền thống cách mạng về công lý, tự do, bình đẳng, bác ái, tiến bộ nhất trong lịch sử lòai người. Tại Pháp, các đảng Xã Hội cũng chủ trương canh tân và giải phóng thuộc địa đồng thời với giải phóng lao động. Năm 1936 Chính Phủ Xã Hội Léon Blum đã trả tự trị cho Syrie và Liban, và 10 năm sau, năm 1946 đã trả độc lập cho hai quốc gia này.

 




     Xem tiếp--->  6-- Đấu tranh pháp lý


Giải Thể Chế Độ Cộng Sản 
Luật sư Nguyễn Hữu Thống

 

GTCDCS: Đấu Tranh Bất Bạo Động & Giáo Dục Bạo Động Đồng Thi Hành

B.  VINH DANH CUÔC ĐẤU TRANH
      CHÍNH TRI VÀ NGOẠI GIAO.

             1 -- Bài Học Nhật Bản: Canh Tân và Giáo Dục
             2-- Tư Tưởng Chính Trị.
             3-- Đấu tranh bất bạo động
             4-- Giáo dục bạo động đồng thi hành
             5-- Phan Bội Châu tự phán
             6-- Đấu tranh pháp lý
             7-- Hợp tác và thương nghị
             8-- Ấn Độ 1914: Một kinh nghiệm hợp tác
             9-- Việt Nam 1919: Một cơ hội bỏ lỡ
             10-- Đấu tranh chính trị và ngoại giao


3. ĐẤU TRANH

BẤT BẠO ĐỘNG.

 

            Theo Phạm Quỳnh:

 

"Một nước đã mất chủ quyền chính trị mà muốn thu phục lại, thời chỉ có hai cách: bạo động hay ôn hòa. Muốn bạo động phải có sức mạnh; đã có sức mạnh thời ngăn đừng bạo động cũng không được, mà chưa có sức mạnh thời giục bạo động cũng vô ích; sức mạnh không cần lý luận. Đến như ôn hòa thời thủ tục tuy phức tạp, nhưng tôn chỉ vẫn là một: bằng cách châm chước vận động để yêu cầu kẻ cầm quyền dần dần nhường lại cho mình từng quyền lợi một. Đã không có sức mạnh tất phải nhẫn nhục mà theo cách ôn hòa." (Nam Phong 7/1926)

 

            Thực ra tại 14 nước thuộc địa Á Châu, đấu tranh ôn hòa không phải là giải pháp bất đắc dĩ, mà chính là giải pháp. Lịch sử đã chứng minh điều đó.

 

            "Bất bạo động không phải là nhu nhược, thụ động, tiêu cực. Kinh nghiệm đấu tranh tại Ấn Độ cho biết bất bạo động là nghị lực tinh thần mạnh mẽ. Nó là câu trả lời cho những vấn đề then chốt của thời đại chúng ta về chính trị, xã hội và văn hóa. Nó là giải pháp cho nhu cầu của con người muốn vượt qua đàn áp và bạo hành mà không dùng đến khủng bố và bạo hành".-- (Martin Luther King Jr.)

 

            "Ý nguyện tha thiết nhất của đồng bào tôi gắn liền với mục tiêu hữu nghị giữa các quốc gia, mặc dầu mọi bạo hành dã man của những cuộc tranh chấp trên thế giới. Chúng tôi muốn hòa bình và vì vậy không dùng đến bạo lực. Chúng tôi khao khát công lý vì thế kiên trì đấu tranh cho quyền sống của chúng tôi. Dân tộc chúng tôi không chọn bạo động, không chọn đổ máu. Cuộc đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm của chúng tôi sẽ không bị ô nhiễm bởi căm hờn và thù hận". (Lech Walesa)

 

            Đấu tranh ôn hòa bất bạo động đòi hỏi nhiều đức tính như kiên nhẫn và quyết tâm. Để nuôi dưỡng và phát triển phong trào, Phan Chu Trinh chủ trương "học" để canh tân và giáo hóa. Phạm Quỳnh khuyên các sinh viên "độc thư cứu quốc" để có độc lập tinh thần làm căn bản cho độc lập chính trị.

 

            "Xã hội trông cậy vào kẻ sĩ rất nhiều; phụ thế trưởng dân cũng về phần kẻ sĩ, hưng bang kiến quốc cũng về phần kẻ sĩ; di phong dịch tục cũng về phần kẻ sĩ; duy trì thế giáo, phù thực cương thường cũng về phần kẻ sĩ; tác thành nhân tài, dẫn dụ hậu tiến cũng về phần kẻ sĩ. Kẻ sĩ là bậc tiên tri tiên giác, người hậu tri hậu giác không trông cậy vào kẻ sĩ thì trông cậy vào ai?"   (Dương Bá Trạc: Tiếng Gọi Đàn)

 

             Để giành lại tự chủ, Phan Bội Châu chủ trương khai dân trí, hưng dân khí và thực nhân tài. Ông kỳ vọng vào tầng lớp trí thức trong 6 Đại Ước Nguyện:

 

            1) Thương yêu nhau và đoàn kết với nhau.

            2) Dấn thân hành động cứu quốc.

            3) Dấn thân thực hành công ích và công nghĩa.

            4) Tôn trọng danh dự và đạo lý.

            5) Có tinh thần tiến thủ, quyết tâm và mạo hiểm

            6) Có kiến thức tiến bộ để xây dựng văn minh

                  -- (Tân Việt Nam, l907)

 

            "Sự giàu mạnh của Nhật Bản không phải chỉ vì họ biết đóng tàu đúc súng, mà chính nhờ họ đã biết trau giồi đạo đức, sửa đổi luân lý". (Phan Chu Trinh).

 

            "Sự hưng thịnh của một quốc gia không phải chỉ vì có nhiều tài sản, sức mạnh hay các lâu đài kiến trúc nguy nga. Mà nhờ có một số người có học thức bắt xứ ấy phải suy nghĩ, và một số người quả cảm bắt xứ ấy phải hành động". (Martin Luther)


            Kể từ năm 1919 khi Tổng Thống Wilson nêu lên Quyền Dân Tộc Tự Quyết trong Chương Trình 14 Điểm tại Hội Quốc Liên, xu thế tất yếu của lịch sử là sự giải phóng tiệm tiến của các dân tộc bị trị Á Phi, từ chế độ thuộc địa, giám hộ qua tự trị và độc lập. Năm 1919 Canada, một thuộc địa của Anh đã chuyển từ quy chế tự trị (dominion) qua quy chế độc lập và được gia nhập Hội Quốc Liên.

 

            Tại Phi Châu các chế độ giám hộ, tự trị và độc lập được tuần tự áp dụng tại các thuộc địa. Tại Á Châu, ngọai trừ 3 nước Đông Dương, tất cả các thuộc địa của Mỹ Anh Pháp Hoà Lan đều được tự trị và độc lập mà không phải dùng đến bạo động võ trang. Sớm nhất là Phi Luật Tân, Syrie và Liban (l946) và trễ nhất là Tân Gia Ba (l959).

 

 

            4. GIÁO DỤC BẠO ĐỘNG ĐỒNG THI HÀNH.

 

 Để cổ võ tinh thần trách nhiệm của giới sĩ phu, Phan Bội Châu đã viết 5 cuốn sách trong vòng 5 năm:

Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư,

Việt Nam Vong Quốc Sử,

Hải Ngoại Huyết Thư,

Tân Việt Nam và

Khuyến Quốc Dân Du Học.

 

            Tại Đông Kinh, Phan Bội Châu tiếp xúc với những nhà Cách Mạng Trung Hoa như Lương Khải Siêu và Tôn Dật Tiên. Ngoài ra ông còn được sự trợ giúp của các vị lãnh tụ Đảng Cấp Tiến Nhật Bản như Đại Ôi Trung Tín và Khuyển Dưỡng Nghị. Bá Tước Đại Ôi Trung Tín đã được Quốc Hội Nhật Bản tấn phong làm thủ tướng chính phủ thời Thế Chiến Thứ Nhất khi Nhật Bản còn chiến đấu bên cạnh các quốc gia Đồng Minh Mỹ, Anh, Pháp. Tử Tước Khuyển Dưỡng Nghị cũng đã được chỉ định làm Thủ Tướng chính phủ đầu thập niên 1930. Năm 1932, ông bị ám sát vì phản đối chính sách đế quốc ngụy trang dưới chiêu bài Đại Đông Á của phe quân phiệt Nhật Bản.

 

            Do sự giới thiệu của các lãnh tụ Đảng Cấp Tiến, 200 sinh viên Việt Nam được học quân sự tại trường Chấn Võ, và văn hóa tại trường Đồng Văn.

 

            Năm 1908, với sự yểm trợ của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu phát động đấu tranh bạo động từ Bắc vào Nam, như các vụ Hà Thành đầu độc, tập kích tại Nghệ An, bạo động tại Tuy Hòa, đồng thời với những cuộc biểu dương lực lượng tại Nam Kỳ của Thiên Địa Hội, Nhân Hòa Hội và Lương Hữu Hội. Chính phủ bảo hộ thẳng tay đàn áp và Hội Đồng Đề Hình đã tuyên 19 án tử hình. Ngoài ra Pháp còn yêu cầu Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để và 200 sinh viên Việt Nam trong phong trào Đông Du. Vì năm 1907, Pháp đã ký hiệp ước tài trợ cho Nhật một số ngân khỏan để bù vào những thâm thủng ngân sách do chiến tranh Nga Nhật gây ra. Phong trào Đông Du từ đó hoàn toàn tan rã.

 

            Sau Cách Mạng Tân Hợi (1911), Phan Bội Châu giải tán Hội Duy Tân để thành lập Việt Nam Quang Phục Hội. Hưởng ứng chủ nghĩa Tam Dân, Phan Bội Châu chủ trương thành lập chế độ Cộng Hòa Dân Quốc. Mục đích để cầu viện Trung Hoa trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

Với chủ trương thiết huyết, năm 1913 Quang Phục Hội đã tổ chức những cuộc khủng bố bạo động như đặt bom tại khách sạn Hà Nội, ám sát Tuần Phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, và toan mưu sát Toàn Quyền Albert Sarraut. Tại Saigon, các chiến hữu của Cường Để cũng vận động biểu tình trong vụ Phan Xích Long. Tòa Đề Hình đã tuyên 7 án tử hình đối với các đảng viên Phục Quốc, cùng 3 án tử hình vắng mặt đối với Phan Bội Châu, Cường Để và Nguyễn Hải Thần (người phụ trách ám sát Albert Sarraut). Đồng thời chính phủ Pháp đã vận động với Đô Đốc Quảng Đông Long Tế Quang để bắt giữ Phan Bội Châu trong 4 năm (từ 1913 đến 1917).

 

            Trong Thế Chiến Thứ Nhất, Cường Để qua Đức cầu viện và Nguyễn Thượng Hiền đại diện Quang Phục Hội qua Thái Lan tiếp xúc với các nhân viên Tòa Đại Sứ Đức. Tuy nhiên cuộc cầu viện không thành vì năm 1918 Đức đã bị đồng minh đánh bại.



Xem tiếp--->     5-- Phan Bội Châu tự phán



Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

Luật sư Nguyễn Hữu Thống, 2002

GTCDCS: Tư Tưởng Chính Trị


B. VINH DANH CUÔC ĐẤU TRANH CHÍNH TRI VÀ NGOẠI GIAO.

 

             1 -- Bài Học Nhật Bản: Canh Tân và Giáo Dục

             2-- Tư Tưởng Chính Trị.

             3-- Đấu tranh bất bạo động

             4-- Giáo dục bạo động đồng thi hành

             5-- Phan Bội Châu tự phán

             6-- Đấu tranh pháp lý

             7-- Hợp tác và thương nghị

             8-- Ấn Độ 1914: Một kinh nghiệm hợp tác

             9-- Việt Nam 1919: Một cơ hội bỏ lỡ

             10-- Đấu tranh chính trị và ngoại giao



2. Tư Tưởng Chính Trị.

 

            Muốn xây dựng một quốc gia tự cường, tự chủ, văn hiến và tiến bộ, các nhà giải phóng dân tộc, chủ trương 4 mục tiêu phục quốc là KHAI (HÓA) DÂN TRÍ, (CHẤN) HƯNG DÂN KHÍ, (ĐÔN) HẬU DÂN SINH và THỰC (ĐÀO TẠO) NHÂN TÀI. Muốn có độc lập chính trị, trước hết phải có độc lập tinh thần. Do đó cách mạng tư tưởng phải được tiến hành trước hết. Căn bản tư tưởng xây dựng trên Đạo Học Đông Phương và Khoa Học Tây Phương. Đó là phương pháp "Truyền Bá Tư Tưởng Học Thuật Đông Tây".


          Phan Boi Chau

              Theo Phan Bội Châu, "xây dựng một quốc gia cũng như xây cất một căn nhà. Phải lấy đạo học làm nền móng (tinh thần) và khoa học kỹ thuật làm kiến trúc (vật liệu). Không có nền móng, không xây được nhà; không có kiến trúc, không cất được nhà. Đạo Học (Đông Phương) và Khoa Học (Tây Phương) chẳng những không tương phản mà còn tương thành" --(Khổng Học Đăng, 1929).

 

              http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/images/phamquynh.jpg


            Theo Phạm Quỳnh, "đối với Khoa Học ta nên có lòng công ích. Đối với Đạo Học, ta phải có dạ chân thành. Có Khoa Học mà không có Đạo Học thời như có vỏ mà không có ruột. Có Đạo Học mà không có Khoa Học thì như có ruột mà không có vỏ. Có vỏ mà thiếu ruột thì không thành lập được ở đời. Có ruột mà thiếu vỏ thì không xông pha được với đời. Điều hòa Khoa Học và Đạo Học, lòng công ích và dạ chân thành, là điều hòa Văn Hoá Đông Tây". (Nam Phong, 1924).

 

            Tại Hội Khuyến Học Nam Kỳ năm 1925, trong một buổi diễn thuyết về Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, Phan Chu Trinh nhận xét rằng vì học đạo Khổng Mạnh một cách lầm lạc cho nên hơn nghìn năm nay hết thảy những nước theo đạo hủ nho đều yếu hèn và đã đánh mất chủ quyền một cách nhục nhã.

 

            Để làm sáng tỏ Nho Học, ông so sánh học thuyết này với các thể chế chính trị đời nay:

            " Đạo Khổng Mạnh không phải là cách chuyên chế của nhà vua mà anh em mộng tưởng đâu. Đạo Khổng Mạnh dạy quân dân tịnh trọng (vua dân đều trọng) và rất bình đẳng; vua và dân đều cần có đạo đức luân lý, nghĩa là dân phải kính trọng vua như cha mẹ mà vua cũng phải suy lòng đó yêu dấu dân như con đỏ vậy.

 

            "Sách Đại Học khuyên mọi người từ vua cho đến dân đều phải lấy việc sửa mình làm gốc. Sửa mình là việc lớn mà đức Khổng Tử buộc dân và vua phải như thế, chẳng là bình đẳng lắm ru? Cái chính thể ấy bên Âu Châu thực hành đã lâu rồi, nghĩa là cái chính thể Quân dân cộng-trị mà Tàu dịch ra là quân chủ lập hiến.

 

            "Hiện nay có nước Anh, nước Bỉ và nước Nhật đang theo chính thể ấy. Dân trí hai nước trên đã tiến tới nhiều, cho nên quyền vua cũng đã giảm bớt nhưng dân vẫn thương vua mà vua cũng yêu dân. Nước Nhật thì còn kém thua nhưng đã theo chính thể lập hiến thì trước sau rồi cũng tới nơi vậy.

 

            "Đến thời ông Mạnh, các vua chuyên chế thái quá thì ông lại xướng lên CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ. Như ông nói rằng: "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Nghĩa là dân quí hơn hết, đất cát thứ nhì, vua là khinh. Ngày nay bên Pháp, bên Đức, bên Nga tuy chính thể của họ có khác nhau chút đỉnh nhưng cũng đều thực hành cái chủ nghĩa dân chủ cả. Thế thì cái văn minh Âu Châu bây giờ có trái gì với đạo Khổng Mạnh đâu."


            http://www.viettouch.com/whois/pctrinh.jpg

 

            Phan Chu Trinh khuyên đồng bào trở về đạo đức cổ truyền:

 

            "Tôi nói đạo đức cũ không phải là con phải làm tôi mọi cho cha, vợ phải làm tôi mọi cho chồng, tôi phải làm tôi mọi cho vua đâu, mà chính là cái đạo đức trung dung của Khổng Mạnh, đem dùng vào đời nào, nước nào cũng được, không cổ, không kim, không đông, không tây. Đạo ấy ở trong những câu: "Sĩ khả sát, bất khả phục, Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất." (Kẻ sĩ có thể bị giết chứ không chịu khuất phục. Giàu sang không làm mê hoặc mình, nghèo hèn không làm đổi chí mình, uy lực không thể khuất phục mình.)


         

            Phạm Quỳnh cũng tin tưởng vào đạo Nho chân chính của các bậc chân nho, chứ không phải cái đạo tiểu thừa của bọn hủ nho đạo đức giả. Do đó, về mặt xây dựng nền móng tinh thần cho quốc gia, đạo Nho hay Đạo Làm Người phải được coi là căn bản:

 

            "Như cái thuyết nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, thì thật là giường mối của đạo đức luân lý muôn đời. Đem đạo nghĩa của thánh hiền mà phát huy cái tinh lý bao hàm trong mấy quan niệm thâm trầm mầu nhiệm đó, rồi xét xem nên ứng dụng ở đời thế nào, đó chẳng phải là một việc mà các nhà nho nên nhiệt thành đảm nhiệm dư?

 

            "Thuyết tu, tề, trị, bình há chẳng tiêu biểu cho một lý tưởng làm người rất thâm trầm và rất thiết thực dư? Thuyết này vừa kiêm được cả chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa gia tộc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa thế giới, không cái nào mâu thuẫn với cái nào, hết thảy đều như hiệp tác với nhau theo một trật tự rất hợp với lẽ thiên nhiên.

 

            "Người ta trước hết phải tu thân, nghĩa là trau giồi cho nhân cách mình được hòan tòan, ấy là chủ nghĩa cá nhân. Rồi phải tề gia, nghĩa là cai quản trong gia đình cho có trật tự, đó là chủ nghĩa gia tộc, mà đã hàm có tính cách chủ nghĩa xã hội đôi chút, vì gia tộc là một tiểu xã hội. Rồi phải trị quốc, nghĩa là ra tham dự việc nước, lo vận mệnh chung cho quốc gia, cho xã hội, đó là chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa xã hội chân chính. Sau cùng phải bình thiên hạ, nghĩa là mưu sự hòa bình hạnh phúc cho loài người, đó là chủ nghĩa thế giới, chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa nhân đạo, hay chủ nghĩa bác ái, danh từ có khác, nhưng cái tôn chỉ cũng là một, là muốn cho cả thiên hạ được yên ổn sung sướng, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chứ đừng tương tàn tương hại nhau nữa.

 

            "Ấy đạo Nho đại thừa nó rộng rãi sâu xa như vậy. Ai dám bảo rằng đạo ấy không hợp với thời đại này? Đạo ấy là đạo thiên cổ, lòai người còn sinh trưởng trên mặt đất này, thì đời nào, nước nào cũng thích hợp." (Nhà Nho, Nam Phong 5/1932)

 

            Phạm Quỳnh lấy gương nước Nhật để trình bầy tại sao người Nhật có tư tưởng đặc sắc và tinh thần tự lực tự cường.

 

            "Như trong đạo Khổng thì nước Nhật chỉ lấy cái phần đạo đức thuần túy, còn những chế độ chính trị thì bỏ hết, nhất là chế độ khoa cử đã di hại nước Tàu, nước Nam, và nước Cao Ly biết bao nhiêu mà kể. Chế độ khoa cử lung lạc tinh thần người ta bằng cái học phiền tóai, giáo dục thuần dùng trí nhớ, chỉ chủ có một mục đích, là dạy cho thuộc nhiều chữ sách để đi thi mà thôi. Chế độ đó ở nước Nam này rất thịnh hành, khiến cho bao nhiêu kẻ thượng lưu trí thức trong nước chỉ khuynh hướng về đường đi thi để làm quan, cho là ngọai giả không còn nghề gì xứng đáng nữa. Và phàm học vấn chỉ quanh quẩn trong mấy pho kinh truyện, đời ấy sang đời khác, bàn đi giải lại, biện luận chú thích hòai, cho là ngoại giả không còn cái gì đáng nghiên cứu nữa. Chế độ ấy vào trong tay người cầm quyền, hoặc vua chúa, thành một cái lợi khí chính trị rất mạnh để đàn áp kẻ thức giả". (Gương nước Nhật, Nam Phong 1/1930)

 

            Vận dụng cả Đạo Học cổ truyền (Đạo Làm Người) lẫn Khoa Học Kỹ Thuật tân tiến, chúng ta sẽ kiến tạo được một quốc gia văn minh, tiến bộ và dân chủ. Khoa học kỹ thuật chẳng những có tác dụng phát triển kinh tế, canh tân xã hội, mà còn để xây dựng một chế độ chính trị nhân bản và dân chủ. Với các kỹ thuật pháp lý rút ra từ luật học và chính trị học, chúng ta sẽ xây dựng được một chế độ Dân Chủ Pháp Trị với Thượng Tôn Luật Pháp, chống tệ sùng bái cá nhân và độc tài độc tôn, Tam Quyền Phân Lập chống chuyên chế và tập trung quyền lực với những hậu quả tất nhiên của nó là tham nhũng do sự thiếu kiểm soát và chế tài, và bất lực vì bè phái, phe đảng do những phần tử không được quốc dân tuyển chọn.

 

            Nếu các nhà lãnh đạo quốc dân như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Phạm Quỳnh biết kết hợp đấu tranh không bạo động và không vọng ngọai, thì    cuộc diện Việt Nam sẽ thay đổi hẳn, và Việt Nam rất có thể đã được độc lập từ 1946 như Phi Luật Tân, Syrie và Liban hay từ 1947 như Ấn Độ-Đại Hồi.

 

            Canh tân giáo dục để có độc lập tinh thần bằng cách nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí và đào tạo nhân tài. Độc lập tinh thần là bước đầu của độc lập chính trị. Đó là mục tiêu giải phóng dân tộc.

 

            Đến đây có sự mâu thuẫn giữa đường lối đấu tranh bạo động võ trang và đường lối bất bạo động, đấu tranh chính trị và ngoại giao để giành lại tự trị trong giai đoạn đầu và độc lập trong giai đoạn sau.




Xem tiếp -- >     3-- Đấu tranh bất bạo động


Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

Luật sư Nguyễn Hữu Thống

 




GTCDCS: Bài học Nhật Bản: Canh Tân và Giáo Dục

 

B. VINH DANH CUÔC ĐẤU TRANH CHÍNH TRI VÀ NGOẠI GIAO.

 

             1 -- Bài Học Nhật Bản: Canh Tân và Giáo Dục

             2-- Tư Tưởng Chính Trị.

             3-- Đấu tranh bất bạo động

             4-- Giáo dục bạo động đồng thi hành

             5-- Phan Bội Châu tự phán

             6-- Đấu tranh pháp lý

             7-- Hợp tác và thương nghị

             8-- Ấn Độ 1914: Một kinh nghiệm hợp tác

             9-- Việt Nam 1919: Một cơ hội bỏ lỡ

             10-- Đấu tranh chính trị và ngoại giao

 

                  http://www.japannet.de/japan/japan3.gif

 

             1. BÀI HỌC NHẬT BẢN: CANH TÂN VÀ GIÁO DUC

 

            Năm 1905 sau khi Nhật thắng Nga tại Lữ Thuận, Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du để cầu ngoại viện và học hỏi tại chỗ sự phú cường của Nhật Bản, một quốc gia đồng văn với Việt Nam.

 

            Lấy tri hành hợp nhất của Vương Dương Minh làm chủ thuyết, từ hậu bán thế kỷ 19, Minh Trị Thiên Hoàng đã canh tân Nhật Bản theo biểu hiệu "ngày ngày đổi mới, càng ngày càng thêm mới" của Khổng Tử (nhật nhật tân, hựu nhật tân).

 

            Về mặt tinh thần Minh Trị Thiên Hoàng chủ trương phát huy văn học và đạo học Đông Phương.

 

            Về mặt giáo dục Nhật Bản không theo lối học khoa cử, từ chương của Tống Nho và đã phổ biến những kiến thức hiện đại về khoa học kỹ thuật Tây Phương để phát triển công kỹ nghệ, thương mại, canh tân nông nghiệp và cải cách xã hội.

 

            Về mặt chính trị, Minh Trị Thiên Hoàng ban hành chế độ đại nghị

trong nền quân chủ lập hiến, cho người dân quyền tự do lựa chọn các đại biểu trong quốc hội và các cơ quan nghị viện địa phương theo biểu hiệu

"dân vi quý" của Mạnh Tử.

 

            Trong Chỉ Dụ Giáo Dục năm 1870, Minh Trị Thiên Hòang kêu gọi quốc dân duy trì các nguyên tắc căn bản của đạo nho:

 

            "Hỡi các thần dân!

            Các bậc tiên vương đã gây dựng đất nước này trên quy mô rộng lớn và trường cửu và đặt ra những căn bản đạo đức vững bền. Qua bao thế hệ, quốc dân đã nhất trí trong tinh thần Trung Hiếu làm rạng rỡ quê hương. Vinh quang là đặc tính của quốc gia đặt căn bản trên đạo học. Hỡi các thần dân, các con phải hiếu thảo với cha mẹ, thương mến anh chị em, hòa thuận giữa vợ chồng, thành tín với bạn hữu. Phải ôn hòa và khiêm cung, làm điều nhân chính với mọi người. Học và trau giồi văn chương nghệ thuật, phát triển các khả năng trí tuệ, kiện toàn các đạo lý cổ truyền. Hãy làm việc công ích và đề cao công nghĩa. Hãy tôn trọng hiến pháp và tuân theo luật pháp. Khi quốc biến hãy can đảm hiến thân cho Tổ Quốc".

 

            Tuyên ngôn Minh Trị Thiên Hoàng đề ra 5 nguyên tắc căn bản trong Hiến Chương ban hành từ khi khai mở kỷ nguyên Minh Trị:

 

            1. Thiết lập chế độ đại nghị.- Các cơ quan nghị viện thảo luận được thiết lập và mọi chính sách căn bản phải được quyết định theo ý nguyện của quốc dân.

 

            2. Bình đẳng và hợp tác giai cấp.- Các giai cấp từ trên xuống dưới đều bình đẳng và thống nhất để cùng chung nỗ lực thực thi công vụ quốc gia.

 

            3. Bình đẳng cơ hội cho người dân.- Mọi tầng lớp dân chúng, dân chính cũng như quân nhân, được hưởng cơ hội đồng đều để thực hiện những sở nguyện chính đáng của mình, không còn bất mãn hay tranh chấp.

 

            4. Canh tân xã hội.- Mọi tập tục lỗi thời cổ xưa phải bị dẹp bỏ để cho công bằng và công lý là căn bản của mọi hành động, được thực thi do sự điều hành của thiên nhiên.

 

            5. Truyền bá khoa học và đạo học.- Minh Triết và Tri Thức sẽ được phổ biến trong thiên hạ phù hợp với lợi ích của quốc gia.

 

            Trong Chỉ Dụ đầu năm 1946, Nhật Hoàng Hirorito cũng nhắn nhủ quốc dân:

 

            "Cho đến nay, những nguyên tắc ghi trong Hiến Chương Minh Trị vẫn giữ nguyên giá trị là những lý tưởng cao đẹp. Chúng ta ước mong phục hồi lời minh thệ này để phục hưng đất nước. Chúng ta xác định giá trị các nguyên tắc trong Hiến Chương và tìm cách loại trừ các tập quán sai lầm trong quá khứ. Theo đúng nguyện vọng của quốc dân, chúng ta cùng nhau xây dựng lại một nước Nhật Bản mới, hiếu hòa, trong đó tòan dân được hưởng văn hóa giàu thịnh với mức sống ngày một nâng cao (...)

            Rồi đây văn minh sẽ được phát huy trong hòa bình, đem lại tương lai sáng lạn chẳng những cho quê hương chúng ta mà cho cả nhân loại.

            Tình yêu gia đình và tình yêu quê hương là những đặc tính sở trường của dân tộc ta. Với quyết tâm hơn nữa, chúng ta sẽ nỗ lực đạt tới tình thương nhân loại (...)

            Những gì gắn bó dân tộc ta phải đặt căn bản trên lòng tín nhiệm và tình tương thân tương ái, chứ không thể dựa vào các truyền thuyết hay huyền thoại (...). Cùng nhau chúng ta giữ vững niềm tin. Chúng ta sẽ can đảm vượt qua mọi thử thách để đem lại phát triển. Cùng nhau chúng ta sẽ hành động trong tình đoàn kết, với ý thức tương trợ và bao dung, và dân tộc ta sẽ tỏ ra xứng đáng với những truyền thống cao đẹp nhất..."

 

            Sự canh tân và phú cường của Nhật Bản là một tấm gương sáng cho Việt Nam và đã gây lại niềm tin cho các sĩ phu cầu tiến.




Xem tiếp:     2-- Tư Tưởng Chính Trị.


Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

Luật sư Nguyễn Hữu Thống

                


Giải Thể Chế Độ Cộng Sản --A. Giải Toả Huyền Thoại Hồ Chí Minh

Sách Biên Khảo


Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

                                                                         Luật sư Nguyễn Hữu Thống, 2002



A.  GIẢI TỎA HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH

 

                   Để xây dựng uy tín cho Hồ Chí Minh, Đảng CS đã sử dụng nhiều chiêu bài và ngụy tạo nhiều huyền thoại:

                        1) Ngụy tạo huyền thọai truyền thống gia đình cách mạng.

                        2) Ngụy tạo huyền thoại lên đường cứu nước.

                        3) Tiếm danh Nguyễn Ái Quốc

                        4) Giả danh Trần Dân Tiên

                        5) Giả đoàn kết quốc gia

                        6) Giả hiệp ước quốc tế

                        7) Ngụy tạo tư tưởng Hồ Chí Minh


                                           

 1)     Ngụy tạo huyền thoại truyền thống gia đình cách mạng


            Các nhà sử học Cộng Sản thường trình bày rằng Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình cách mạng, thân phụ là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy, là bạn đồng khoa với Phan Chu Trinh và thường giao kết với Phan Bội Châu là người đồng hương. Sau khi được bổ nhiệm tri huyện Bình Khê, Nguyễn Sinh Sắc đã tự ý từ quan để phản kháng chế độ thực dân phong kiến.

 Sự thực không phải như vậy. Dầu là một sĩ phu đỗ đại khoa, Nguyễn Sinh Sắc đã không có một đời sống cá nhân đứng đắn. Ông thường say rượu và trong những lúc nóng giận đã có thái độ thô lỗ và đánh đập con cái. Năm 1910, cũng vì say sưa, Nguyễn Sinh Sắc đã quá tay đánh chết một nghi can là Tạ Đức Quang. Cũng vì vậy mà ông bị triều đình tuyên phạt 100 trượng, giáng 4 cấp, cách chức tri huyện và sa thải khỏi quan trường. Sau này ông được miễn hình phạt 100 trượng vì không có hành vi cố ý. Dầu sao ông đã làm nhục giới nho sĩ vì đã không biết tu thân trước khi trị quốc. Vì việc sỉ nhục này đối với sĩ lâm và bà con bạn bè lối xóm, ông đã dắt các con rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi tha phương cầu thực, làm nghề bốc thuốc tại miền Nam.


            Sự thật lịch sử này đã được chứng minh bằng một văn thư do Hồ Chí Minh dưới tên Paul Tất Thành viết từ Nữu Ước ngày 15-12-1912 gửi Khâm Sứ Trung Kỳ xin cho cha được phục chức và được làm thừa biện, giáo thụ hay huấn đạo để có phương tiện mưu sinh. Do đó, truyền thống gia đình cách mạng của Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại (Chính Đạo: Hồ Chí Minh: Con người và huyền thoại).

 

2) Ngụy tạo huyền thoại lên đường cứu nước  


Các nhà sử học CS còn trình bày rằng năm 21 tuổi Hồ Chí Minh rời bến Nhà Rồng Saigon xuất dương lên đường cứu nước. Thời gian này, phong trào kháng thuế tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung đã bị dập tắt. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội đã bị thâu hồi giấy phép và tại Nhật Bản, Phan Bội Châu, Cường Để cùng 200 sinh viên du học Việt Nam đã bị trục xuất. Năm 1911, Hồ Chí Minh theo gương Phan Chu Trinh tìm đường qua Pháp để học hỏi tinh thần tự do dân chủ, hy vọng có ngày trở về giải phóng đồng bào khỏi ách đế quốc tư bản.


             Đây cũng chỉ là một huyền thoại. Do đơn ngày 15-9-1911, Nguyễn Tất Thành xin Bộ Thuộc Địạ Pháp đặc cách cho theo học Trường Thuộc Địa "để trở nên người hữu ích cho nước Pháp (utile à la France)". Trường Thuộc Địa là trung tâm đào tạo các cán bộ hành chánh và giáo dục của chế độ thuộc địa. Theo quy chế, các sinh viên phải được sự giới thiệu của nhà chức trách Đông Dương. Nhiều vị khoa bảng và trí thức nổi tiếng đã theo học trường này như Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Thân Trọng Huề, Bùi Quang Chiêu, Bùi Bằng Đòan v...v... Vì không đúng thủ tục, đơn của Nguyễn Tất Thành đã bị bác bỏ và huyền thoại Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng xuất dương lên đường cứu nước đã bị giải tỏa.


 

3) Tiếm danh Nguyễn Ái Quốc-
                Mạo nhận tác giả Thỉnh Nguyện Thư

    cuả Dân Tộc Việt Nam năm 1919


            Trong 3 năm từ 1911 đến 1914, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tại các tầu buôn thuộc hãng Les Chargeurs Réunis chạy quanh các nước Âu Châu, Phi Châu và Mỹ Châu. Khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Nguyễn Tất Thành sang Anh làm phụ bếp tại nhà hàng Carlton và trở về Paris năm 1917. Trong thời gian này LS Phan Văn Trường đã thành lập Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước để đấu tranh công khai đòi tự trị và độc lập cho Việt Nam. Cùng với Phan Chu Trinh, ông đã nhiều lần đến điều trần tại Quốc Hội Pháp để trình bày quan điểm về chính sách bảo hộ của Pháp tại Việt Nam và đạo đạt các nguyện vọng của người dân Việt Nam lên Quốc Hội Pháp do lời mời của  lãnh tụ Đảng Xã Hội Pháp Jean Jaures là người đã can thiệp với Thủ Tướng Pháp để ân xá cho Phan Chu Trinh.


            Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của bộ ba Phan văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Nguyễn là dòng họ đa số tại Việt Nam và Ái Quốc là phỏng theo tên Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Với bút hiệu này, họ đã viết những bài bình luận trên các báo của Đảng Xã Hội như Nhân Loại (L'Humanité), Dân Chúng ( Le Populaire)...


Mặc dầu vậy, Hồ Chí Minh đã tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, trong cuốn "Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch", Hồ Chí Minh viết: "Khi chiến tranh chấm dứt, tại Hội Nghị Hoà Bình Véc Xây, Tổng Thống Mỹ Wilson nói về 14 điều. Các đại biểu các dân tộc bị áp bức đến để yêu cầu độc lập và tự do. Trong số đó, có Nguyễn Ái Quốc (tức là Anh Ba hay Hồ Chí Minh). Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris và ở các tỉnh khác. Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đã đưa yêu cầu 8 điều ra trước Hội Nghị Véc Xây". Đây chỉ là một sự mạo nhận và tác giả thỉnh nguyện thư là luật sư Phan Văn Trường. Vì những lý do sau đây:


            a) Thỉnh Nguyện Thư được soạn thảo nhân danh Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước, một tổ chức do Phan Văn Trường thành lập năm 1914 tại Paris, khi Nguyễn Tất Thành còn ở Luân Đôn.

            b) Thỉnh Nguyện Thư đề cập đến những nguyên tắc pháp lý mà trong thời gian đó (1919) chỉ các luật gia và chính trị gia mới thấu hiểu như quyền bình đẳng trước pháp luật, chế độ pháp trị, chế độ tòa án đặc biệt, quyền dân tộc tự quyết v..v...


            c) Đề nghị thành lập Phái Bộ Thường Trực Dân Cử Việt Nam tại Quốc Hội Pháp là do sáng kiến của Phan Văn Trường. Vì từ năm 1911 cùng với Phan Chu Trinh, theo lời mời cuả Jean Jaures, ông đã nhiều lần đến điều trần tại Quốc Hội Pháp, để đạo đạt những nguyện vọng của nhân dân Việt Nam lên quốc hội.


            d) Nguyễn Tất Thành chỉ là một học sinh vừa qua bậc tiểu học và không có kiến thức chính trị. "Ông rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công, và thế nào là chính đảng... Ông không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay... Ông lắng nghe những buổi thảo luận nhưng không hiểu rõ về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản v.v... ông nhức đầu vì khó hiểu". Vả lại vốn liếng tiếng Pháp của ông chỉ gồm những chữ thông dụng trong đời sống hằng ngày học từ những cô sen trong giới bình dân (Trần Dân Tiên, sđd).


            e) Trần Dân Tiên còn nêu lên yêu cầu bãi bỏ chế độ sưu dịch, thuế đinh, thuế muối và việc bắt ép dân mua muối và thuốc phiện. Điều khoản này không thấy trong bản Thỉnh Nguyện Thư đăng trên báo L'Humanité ngày 18-6-1919 và trong nguyên bản tiếng Pháp (Chính Đạo: sđd).


            Nói tóm lại, trái với lời Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh không phải là tác giả Thỉnh Nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam. Và năm 1919 Hồ Chí Minh cũng chưa phải là Nguyễn Ái Quốc. Đây chỉ là một sự mạo nhận tư cách của Nguyễn Tất Thành, một kẻ ít học nhưng nhiều tham vọng.


Năm 1917, khi từ Luân Đôn trở về Paris, Nguyễn Tất Thành tá túc tại nhà Luật sư Phan Văn Trường số 6 Villa des Gobelins. Năm 1914, Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường bị bắt giam về tội phản nghịch (tình nghi liên lạc với Cường Để tại Berlin). Sau 9 tháng điều tra hai nhà chí sĩ họ Phan đã được miễn tố (Phan Chu Trinh chủ trương hợp tác với Pháp đánh Đức cũng như Gandhi hô hào thanh niên Ấn Độ tình nguyện gia nhập quân đội Hoàng Gia Anh).


Mặc dầu vậy, hai vị vẫn bị cảnh sát điều tra theo rõi. Mỗi khi có trát đòi Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành đứng ra nhận trát, tự xưng là Nguyễn Ái Quốc. Ông nói "Nguyễn Ái Quốc chính là tôi, các ông cứ đưa trát cho tôi, đừng làm phiền chú/bác tôi (ý nói Phan Văn Trường hay Phan Chu Trinh)". Năm 1920, Nguyễn Tất Thành bỏ Đảng Xã Hội để gia nhập Đảng CS dưới tên Nguyễn Ái Quốc.

 

            4) Giả danh Trần Dân Tiên


            Các nhà sử học cho rằng Hồ Chí Minh là người thông minh nhưng là sự thông minh ngoài phố. Sự khôn ngoan giảo quyệt này đã được biểu lộ rõ nét nhất trong cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" cuả Trần Dân Tiên xuất bản và tái bản nhiều lần từ 1948 đến 1976. Ngày nay ai cũng biết Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Trong lịch sử văn học thế giới, không thấy một nhà văn tự trọng nào lại giả danh bằng một bút hiệu để tự đề cao và thần thánh hóa mình. Dùng bút hiệu thật để nói về mình cũng là vạn bất đắc dĩ vì cái tôi thường đáng ghét. Dùng bút hiệu giả để tự đề cao và thần thánh hóa mình thì quả là đáng ghét.


             Chúng ta thử đánh giá sự khiêm tốn của tác giả:


            "Nhiều nhà văn nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng mãi đến nay chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ Tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình (...) hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau 80 năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã (...). Với đức tính khiêm tốn nhường ấy, và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc làm sao Hồ Chủ Tịch có thể kể lại bình sinh của Người được".


Thế nhưng Hồ Chủ Tịch đã đại ngôn:


"Khi còn là một thiếu niên 15 tuổi, người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh khâm phục các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hòang Hoa Thám nhưng không hòan toàn tán thành cách làm của 3 người, vì:


            - Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương.

            - Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Chẳng khác gì đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau.

            - Cụ Hoàng Hoa Thám còn nặng cốt cách phong kiến".


            Năm 1905, khi Hồ Chí Minh 15 tuổi, cụ Phan Chu Trinh chưa viết Đầu Pháp Chính Phủ Thư (l906), chưa phát động phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục (l907). Vậy mà Hồ Chí Minh đã phê phán chính sách canh tân và giáo dục của cụ là cải lương (mà cải lương thì đã sao?).

            Chưa thấy cụ Phan Bội Châu rước cọp vào nhà, chỉ thấy Hồ Chí Minh cõng rắn CS về cắn gà nhà, gây tai hại vô lường cho đất nuớc và dân tộc.


            Năm 1945 khi mới 55 tuổi, Hồ Chí Minh tự phong mình là "cha già của dân tộc". Ông còn tự thần thánh hóa mình kể rằng "chân dung Hồ Chủ Tịch được treo trên bàn thờ giữa những bình hương hoa đèn nến".


            "Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu mến là do lòng hy sinh và lòng nhân từ của Người. Chủ Tịch không bao giờ nghĩ đến mình. Người chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến nhân dân (...). Đối với nhi đồng, tên Bác Hồ là như một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn".

            Vậy mà người cha già (67 tuổi) đã nhẫn tâm để đàn em hạ sát người vợ trẻ đã sinh cho mình đứa con trai là Nguyễn Tất Trung. Năm l957, khi cô Nguyễn thị Xuân yêu cầu công khai hoá cuộc hôn phối đã kéo dài trên 2 năm, Hồ Chí Minh vẫn ngọt ngào giả lả: "Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hòang Quốc Việt đồng ý mới được". Do đó, cô đành phải chờ một thời gian. Trong thời gian này, cô đã biến thành chướng ngại vật làm mất uy tín của lãnh tụ. Theo đúng phương châm hành động, tất cả những chướng ngại vật làm cản trở con đường của lãnh tụ đều sẽ bị thanh toán và vô hiệu hóa.


            Thanh toán trước hết bằng cách hạ nhục đối phương, cho viên tướng công an Trần quốc Hoàn mặc sức hãm hiếp. Rồi cho thủ hạ chùm chăn lên đầu và dùng búa đánh vỡ sọ nạn nhân (như vụ Staline hạ sát Trotsky tại Mexico).     Một người có những thủ đoạn bất nhân như vậy, mà bộ máy tuyên truyền của CS còn đề cao như một vị anh minh kết tinh được "những đức tính từ bi của Đức Phật, công bằng bác ái của chúa Ki Tô, sự minh triết của Khổng Tử, sự siêu thóat của Lão Trang".


Ngoài ra, Trần Dân Tiên còn tự sánh mình với Mặc Tử là người đã mòn trán lỏng gót, bôn ba khắp nơi để lo cho Thiên Hạ. Điều đáng nói là trong khi Mặc Tử chủ trương hòa bình, thì Hồ Chí Minh cổ võ chiến tranh. Trong khi Mặc Tử theo thuyết kiêm ái, yêu dân tộc, yêu nhân loại, thì Hồ Chí Minh gieo rắc căm hờn, thúc dục thú tính để phát động đấu tranh giai cấp và thủ tiêu những đồng bào yêu nước theo chủ nghiã dân tộc.

 

            5) Giả đoàn kết quốc gia


            Khi hay biết phe Thế Giới Dân Chủ không chịu trao Đông Dương cho Đảng CSĐD vì họ không muốn Staline mở rộng bức Màn Sắt từ Đông Âu qua Đông Á, ngày 11-11-1945 Nguyễn Ái Quốc giả bộ giải tán Đảng CSĐD để thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Các Mác. Để có chính nghiã đoàn kết quốc gia, Hồ Chí Minh mời Nguyễn Hải Thần thuộc Cách Mạng Đồng Minh Hội và Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng tham gia chính phủ liên hiệp.


Trong Tuyên Cáo Đoàn Kết ngày 24-12-1945, Hồ Chí Minh cam kết tôn trọng sự đoàn kết cuả các đảng phái quốc gia để tranh thủ độc lập, "Vì độc lập quốc gia là cứu cánh tối hậu cần phải tranh thủ và chỉ có sự hợp tác và hữu nghị chân thành giữa những người Việt Nam mới có thể đạt được độc lập quốc gia". Ông còn lên án mọi hành vi phá hoại tình đoàn kết quốc gia cũng như việc dùng võ lực để tiêu diệt các đảng phái quốc gia.


            Vậy mà sau đó như Trần Dân Tiên đã vu oan giá hoạ "bọn phản động Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam được Trung Hoa Quốc Dân Đảng giúp đỡ đã có âm mưu phá hoại và Hồ Chủ Tịch đã phải nhường cho họ 70 ghế quốc hội".


            Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny công nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. 15 ngàn quân Pháp được đổ bộ Hải Phòng và được đồn trú tại Bắc Việt trong thời hạn 5 năm.


            Tháng 5-1946, Hồ Chí Minh qua Paris thương nghị. Phái đoàn Việt Nam đáng lẽ do ngoại trưởng Nguyễn Tường Tam lãnh đạo, nhưng trước đó: "Bộ Trưởng Tam đã bỏ trốn". Và mùa hè năm đó, Vũ Hồng Khanh cũng đã bỏ trốn sang Tàu. Sau khi tống xuất quân đội Trung Hoa, CS thẳng tay đàn áp và thủ tiêu các cán binh Quốc Dân Đảng và Cách Mạng Đồng Minh Hội. Như vậy, Tuyên Cáo Đoàn Kết ngày 24-12-45 chỉ nhằm thành lập chính phủ liên hiệp làm bình phong thương nghị với Pháp. Rồi nhờ Pháp tống xuất Tàu cho Đảng CS rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia để được độc quyền lãnh đạo.


Trong Thế Chiến Thứ Hai, để được sự yểm trợ cuả Đồng Minh, Staline đưa ra chính sách thân thiện với Anh Pháp. Đảng CS Pháp phối hợp hoạt động với Đảng Xã Hội trong Mặt Trận Bình Dân. Phe CS Việt Nam cũng đã hợp tác với phe Tân Tả Phái của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch để thành lập Mặt Trận Dân Chủ và xuất bản tờ La Lutte (Tranh Đấu). Trong những cuộc bầu cử Hội Đồng Đô Thành Saigon và Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, liên danh Tranh Đấu của Tạ Thu Thâu đã tòan thắng.


Đây là giai đoạn đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp và bất bạo động. Chính sách đoàn kết quốc gia một lần nữa được áp dụng. Nguyễn An Ninh thuộc phe Trung Hoà, Tạ Thu Thâu thuộc phe Tân Tả Phái và Nguyễn Phan Long thuộc phe Lập Hiến đã đứng ra tổ chức Đông Dương Đại Hội để đạo đạt những thỉnh nguyện của nhân dân Việt Nam tới phái đoàn quốc hội từ Paris sang.


     http://3.bp.blogspot.com/_GX0AKwVsQM0/SnvSS1zCnyI/AAAAAAAAF90/2C4Tc9m_cL8/s400/HoChiMinhtoidodantocVN.bmp

Vậy mà, sau khi cướp được chính quyền, Đảng CS đã phản bội lời giao ước đoàn kết và đã thủ tiêu Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo v.v... là những người quốc gia yêu nước thuộc các nhóm Tân Tả Phái và Lập Hiến.

            Về việc hạ sát Tạ Thu Thâu, Hồ Chí Minh còn giả nhân nghĩa tiếc Tạ Thu Thâu là người yêu nước. Nhưng ông lại thêm rằng những ai chống lại chính sách của ông đều sẽ bị vô hiệu hoá. Sau khi Staline thủ tiêu người chiến hữu đàn anh của mình là Trotsky năm 1940, tất cả phe tân tả phái Trotskit đều phải bị thanh toán và triệt hạ uy tín.

            Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn cho hạ sát Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ cùng các lãnh tụ các đảng phái quốc gia như Trương Tử Anh (Đại Việt), Lý Đông A (Duy Dân), Khái Hưng, Nhượng Tống (Quốc Dân Đảng) v...v...

 

            6) Giả hiệp ước Quốc Tế


            Theo sách lược CS, ký hiệp ước không phải để thi hành hiệp ước. Vì hiệp ước ngoại giao chỉ là phương tiện để thực thi mục tiêu chính trị:

            - Ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny l946 nhờ Pháp tống xuất Tàu để được độc quyền lãnh đạo, sau khi đã thanh toán các đảng phái quốc gia. Sau đó lại phát động chiến tranh.

            - Ký Hiệp Định Đình Chiến Genève 1954 để tống xuất Pháp và cướp chính quyền tại Miền Bắc. Sau đó lại tái phát động chiến tranh.

            - Ký Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 để tống xuất Mỹ. Sau đó lại  tái phát động chiến tranh để thôn tính Miền Nam.

 

7) Nguỵ tạo tư tưởng Hồ Chí Minh.


            Sau cuộc cách mạng giải thể CS tại Đông Âu, chủ nghĩa CS đã bị nhân dân thế giới vứt vào thùng rác lịch sử. Tại Đức, quê hương của Karl Marx, chủ nghĩa Mác xít đã bị phủ định và được thay thế bằng chủ nghĩa dân chủ tự do hay dân chủ xã hội. Tại Nga, quê hương của Lênin, chủ nghĩa Lênin cũng đã bị phủ định để thay thế bằng chủ nghĩa dân chủ tự do hay dân chủ xã hội.


Trước sự phá sản tinh thần của chủ nghĩa Mác Lê, Đảng CS đã ngụy tạo cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh, một điều mà chính Hồ Chí Minh thời sinh tiền cũng không bao giờ đề cập đến. Ông ta chỉ nói đến chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông, và tác phong Hồ Chí Minh. Ông nhìn nhận rằng, về phần tư tưởng, "Bác Mao đã viết cả rồi nên tôi không còn gì để viết nữa". Do đó ông chỉ thực thi trung thành những nguyên lý Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.


Ông hết sức tán tụng Staline và Mao Trạch Đông, ông viết: "Mao Trạch Đông đã đông phương hóa chủ nghĩa Mác Lê và đã đưa cách mạng Trung Quốc đến thành công. Cách mạng Việt Nam phải học tập và thực sự đã học hỏi rất nhiều từ cuộc cách mạng Trung Quốc. Các nhà cách mạng (CS) Việt Nam phải ghi nhớ điều này và phải biết ơn Mao Trạch Đông về sự đóng góp to lớn này".


 Thật vậy, Hồ Chí Minh không có tư tưởng gì đặc sắc. Ông chỉ là người khéo sao chép lại.

            Những mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc ghi trong các tiêu đề chánh thức của nhà nước chỉ là phỏng theo 3 cương lĩnh của chủ nghĩa Tam Dân do Tôn Dật Tiên đề xướng trong Cách Mạng 1911: "Dân Tộc Độc Lập, Dân Quyền Tự Do và Dân Sinh Hạnh Phúc".


            Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2-9-1945 cũng là sự sao chép Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ theo đó: "mọi người sinh ra bình đẳng và được Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Thêm vào đó là lời mở đầu Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789 (chứ không phải 1791 như Hồ Chí Minh đã ngộ nhận): "mọi người sinh ra tự do và bình đẳng và luôn luôn được tự do và bình đẳng".


            Dùng giả nhân nghĩa là ngụy quân tử. Nhưng khéo ngụy trang Hồ Chí Minh đã viện dẫn tư tưởng minh triết của các nho gia trong việc giáo hóa, trị dân và dựng nước như: "Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân, không lo nghèo mà lo không đều, mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" v...v....


            Về mặt kiến thức, Hồ Chí Minh thú nhận ông không am tường chính trị và nhức đầu khi nghe nói về những vấn đề lý thuyết chủ nghĩa. Ông chỉ là người cán bộ thừa hành trung thành và tận tụy của Stalin và Mao Trạch Đông. Nhờ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền ông nổi danh vì bút hiệu chung Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, ông được giới thiệu với các lãnh tụ Xã Hội và CS Pháp như Léon Blum, Marcel Cachin v.v... Từ một tiểu trí thức, ông đã bước lên địa vị một cán bộ CS quốc tế, phụ trách vùng Đông Nam Á.


            Trong khi các lãnh tụ CS Á Châu khác như Roy tại Ấn Độ hay Malaka tại Nam Dương đều bị thất sủng dưới bàn tay sắt của Staline vì họ có những tư tưởng hướng về chủ nghĩa dân tộc và chủ thuyết Hồi Giáo, thì Hồ Chí Minh đã một lòng một dạ chung thủy với Quốc Tế CS.


             Dầu không có tư tưởng chính trị đặc sắc nhưng Hồ Chí Minh đã thành công trong việc:

            - Dùng ngụy trang và dối trá (ngụy chủ nghĩa dân tộc)

            - Lấy giả nhân và giả nghĩa (bằng các chiêu bài độc lập, tự do, hạnh phúc, đoàn kết, hòa giải, hòa hợp)

            - Để giành chính nghĩa (giải phóng dân tộc, giải phóng lao động)

            - Và cướp chính quyền ( và không chia sẻ quyền hành với bất cứ ai).


                      http://vietnamaaa.numeriblog.fr/.a/6a00d83451bf6469e20115715d797f970c-500wi


SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH.

 

            "Thay vì là một anh hùng dân tộc đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ để có dân chủ và tiến bộ trong một nền văn minh tổng hợp kết tinh các truyền thống dân tộc và các giá trị tân tiến của một quốc gia hiện đại.


            Thay vì phục vụ mục tiêu độc lập quốc gia để giành quyền tự quyết cho dân tộc với tự do tuyển cử, tự do lựa chọn những người lãnh đạo trong một chế độ pháp trị và trên căn bản nhân sinh cố hữu của dân tộc, Hồ Chí Minh đã phủ nhận chủ nghĩa dân tộc để xếp Việt Nam vào hàng ngũ Quốc Tế CS và cưỡng bách áp đặt trên đầu nhân dân chế độ độc tài Staline với những vụ hành quyết, những trại tập trung hay trại cải tạo làm tha hóa con người, những vụ thủ tiêu cá nhân và tàn sát tập thể trong một bộ máy cầm quyền hủ hóa, một xã hội kiểu gia binh triệt để tuân hành mệnh lệnh của Mạc tư Khoa.


            Cũng vì vậy trong thế kỷ này, Hồ Chí Minh đã triệt để áp dụng đường lối Quốc Tế CS, dùng tuyên truyền lung lạc để vận dụng sức mạnh của quần chúng với những nguyện vọng tự nhiên về độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, tiến bộ, rốt cuộc chỉ để phục vụ những mục tiêu chiến lược của Quốc Tế CS hoàn toàn đối nghịch với những nguyện vọng tha thiết của người dân. Và khi mọi người nhìn ra sự lường gạt gian trá này thì việc đã rồi và guồng máy độc tài thống trị đã khép kín, cửa lồng chim đã đóng chặt rồi.


            Không có sự man rợ nào quỷ quyệt hơn là việc lợi dụng tấm lòng hào hiệp quả cảm của hàng triệu con người tận tụy với những nhiệt tình tha thiết và chính đáng nhất. Và thay vì tự do, chỉ thấy nô lệ; thay vì hạnh phúc, chỉ thấy nghèo đói; thay vì tự hào dân tộc, chỉ thấy tủi nhục con người; thay vì tình thương bác ái chỉ là tội ác dã man.


Hệ thống CS có lẽ là hệ thống giết người tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. Tới năm 1980, hơn 2 tỷ người còn bị nô lệ bởi hệ thống dã man, tàn ác và ngu xuẩn đó. Ngày nay, kết quả vẫn còn đó: nô lệ, xương máu, chết chóc, đói khổ. Cuộc đấu tranh chống đế quốc đã đem lại những kết quả tai hại như vậy. Và Hồ Chí Minh không thể phủ nhận tội trạng mà cũng không được hưởng trường hợp giảm khinh. Vì đây là một vụ tính tóan, một vụ lừa bịp trắng trợn..."

--- (Jean-Francois Revel 1990).



 

HỒ CHÍ MINH:  KẺ GÂY THẢM HỌA.

 

            Trong bài "Bắt Trẻ Đồng Xanh" phổ biến hồi tháng 10/1968 khi Hội Nghị Hòa Bình Paris được triệu tập, Võ Phiến đã vạch trần kế hoạch thôn tính Miền Nam của Hồ Chí Minh từ 1954.

 

            1954: chuẩn bị chiến tranh.


            "Cuộc bắn giết sắp tới giữa miền Nam và miền Bắc đã được Cộng Sản xếp đặt từ lúc này, cũng như cuộc bắn giết thê thảm mười năm qua được họ xếp đặt từ trước tháng 7/1954 nghĩa là trước ngày đình chiến theo Hiệp Định Genève.


            Khi họ nhận thấy không thể thôn tính cả nước Việt Nam một lần, thì họ đã đặt ngay vấn đề: còn lại nửa nước kia, phải giải quyết ra sao? Và họ đặt kế hoạch "giải quyết", cùng lúc với kế hoạch điều đình. Nghĩa là vào năm 1954.


            Thật vậy, hiệp định đình chiến vừa ký kết (Hiệp Định Genève 1954) thì những điều khoản ngưng chiến được thi hành đồng thời với những điều chuẩn bị chiến tranh.

            Lúc ấy chính quyền quốc gia lo tổ chức cuộc di cư cho đồng bào miền Bắc.

            Cũng lúc ấy, cộng sản lo liệu công việc của họ có lớp lang:


            - Vũ khí, họ chôn giấu lại một số ở miền Nam;

            - Cán bộ và binh sĩ, họ chọn lựa một số cho ở lại: có hạng được bố trí để len lỏi nằm vùng tại các cơ quan quốc gia, có hạng lộ hình tích cho đổi vùng hoạt động.

            - Địa chủ, phú nông, bị ngược đãi tù tội, đều được tha thứ, dỗ dành để xoá bỏ hận thù. Những thành phần không dỗ dành được thì họ thủ tiêu.

            - Tập kết theo nguyên tắc: đưa ra Bắc hạng trai trẻ có năng lực, uy tín và khả năng, gây phân ly chia cách để mọi gia đình đều có người đi kẻ ở.


            Gấp rút tạo liên hệ giữa thành phần thanh niên tập kết ra Bắc và dân chúng miền Nam: đặc biệt là tổ chức những đám cưới tập thể cấp tốc khiến hàng chục vạn binh sĩ và cán bộ Việt Cộng ra đi bỏ lại trong Nam bấy nhiêu cô vợ trẻ, có những cô chỉ ăn ở với chồng được đôi ba hôm.

            Bấy nhiêu cô vợ trẻ và gấp đôi gấp ba chừng ấy cha mẹ già cùng cô cậu chú bác v...v... là một lực lượng đáng kể để chuẩn bị chiến tranh.


            Ngay từ đầu, tình cảm của những người này hướng về Bắc, theo bóng kẻ thân yêu. Do đó, họ thành một khối người dần dần sống cách biệt, nếu không là đối lập với chính quyền Miền Nam. Rồi một ngày kia, chuyện được tính trước đã xảy ra: gia đình có đứa con hay người chồng ra Bắc năm 1954, hai năm sau, một đêm nào đó, có kẻ lạ mặt lẻn vào nhà, lén lút trao một lá thư và một tấm hình mới nhất của con hay chồng từ Bắc mang vào.


Gia đình nọ làm sao tố giác kẻ lạ mặt? Đã không tố giác, tất phải che dấu, nuôi dưỡng. Từ việc này đến việc khác, gia đình nọ dần dần đi sâu vào sự cộng tác với tổ chức bí mật của đối phương, chịu mệnh lệnh của họ, rốt cuộc gia nhập vào hàng ngũ của họ.


            Gây được cơ sở quần chúng, bấy giờ các lực luợng vũ trang tại chỗ bắt đầu được thành lập, các lực lượng vũ trang ngòai Bắc kéo vào. Sau đó mới có cái Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời.

            Như vậy, cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những bất mãn chống một chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính quyền Saigon từ chối tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ ngày khai sanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.


            Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết. Nó xuất hiện ngay từ những đám cưới vội vã sau ngày đình chiến, những đám cưới tập thể do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến này không phải là những kẻ ngã gục vào 1958, 1959 mà là những cô gái tức khắc biến thành goá bụa từ 1954.

 

1968: Bắt Trẻ Đồng Xanh.

            Năm 1968 trong giai đoạn ác liệt sau cùng của chiến cuộc, đảng CS đã khổ công gom góp thiếu nhi miền Nam đưa ra Bắc, trải qua bao nhiêu gian nan khó nhọc, trong những điều kiện di chuyển nguy hiểm đến nỗi cả các binh sĩ khỏe mạnh của họ cũng phải hao mòn suy kiệt dọc đường.

            Họ đang ra sức thực hiện một kế hoạch bắt trẻ qui mô trên một phạm vi hết sức rộng lớn: đồng loạt người ta phát giác ra trẻ em bị bắt ở khắp nơi từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Pleiku, Kontum đến Mỹ Tho, Cà Mâu. Người ta gặp những tóan trẻ em chuyển ra Bắc Việt bằng phi cơ từ Căm Bốt, hoặc bị dẫn đi lũ lượt trên đường mòn Hồ Chí Minh.


            Trẻ bị bắt có hạng mới tám chín tuổi. Như vậy, không phải để bổ sung quân số mà là tổ chức cuộc chiến mai sau.

            Điều đình để nghỉ ngơi, đối với Mỹ và chúng ta là thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Điều đình đối với cộng sản là bỏ cuộc nửa chừng, là đành không ăn được keo này. Thua keo này họ bày liền keo khác ngay, vì ngưng chiến theo họ, là một sự dở dang, là chưa hòan tất công việc.


            Ý tưởng về ngưng chiến của chúng ta dính liền với mơ ước xây dựng, trao đổi kinh tế, trao đổi văn hóa... Ý tưởng về ngưng chiến của cộng sản dính liền với một cuộc tấn công quân sự. Và những nạn nhân đầu tiên của trận chiến tương lai là những đứa bé con và bố mẹ chúng đã chịu đau thương từ những tháng qua. Chiến tranh tương lai đã chọn nạn nhân của nó trong đám trẻ thơ, đàn bà miền Nam để biến họ thành con côi vợ goá.


            Nếu vạn nhất trong thời gian năm bảy năm sắp tới mà đất nước này thóat khỏi một trận chiến nữa thì đó là ý trời, không phải là ý của họ đâu.


            Ý của họ nó tàn nhẫn đến nỗi chúng ta không dự liệu tới, không tưởng tượng được.

            Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa bình ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát nữa, kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát ngay vào thời kỳ ấy.


            Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa bình mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời gian qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon men đến chiến tranh nữa, thì kẻ ấy mặt dầy mày dạn, tán tận lương tâm. Thì Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến.


            Vậy mà ông ta vẫn an nhiên hưởng sự trọng vọng của bao nhiêu người, kể cả người Việt Nam. Cho hay cái sản phẩm quái dị của thế kỷ này là tuyên truyền chính trị. Nó có một ma lực mê hoặc phi thường. Nó là một thứ tuyên truyền một chiều, qui mô toàn diện, sử dụng các nguồn lợi kinh tế như tại Nga Xô, Trung Cộng, Bắc Việt, Đức Quốc Xã v.v...


            Và Hồ Chí Minh không phải chỉ được thứ tuyên truyền ấy xóa cho mình cái chân tướng hiếu sát phi nhân. Ông ta còn hóa thành thiên tài lỗi lạc dưới mắt nhiều người vì đã tổ chức giặc giã trong một phần tư thế kỷ để giành nửa nước.


Trong khi tại khắp các nước Á Phi, những lãnh tụ bất tài nhất cũng dần dần thu hồi được độc lập vẹn toàn cho quốc gia họ với những tổn thất nhẹ hơn nhiều. Ông ta còn hoá thành chính trị gia khôn ngoan, thành "cha già dân tộc"ở dưới mắt nhiều người. Trong khi ở các xứ khác cũng lâm vào tình trạng lưỡng phân, không có chính quyền nào nỡ giải quyết tình trạng một cách bất nhân đến thế, trải bao nhiêu năm cứ nhất mực khăng khăng chủ trương hết cuộc tàn sát này đến tàn sát nọ, không một mảy may sờn lòng xúc cảm trước cảnh chết chóc thê thảm.


            Người như thế, không biết lòng dạ ra sao, tim óc ra sao. Bảo rằng cùng trong một người, vừa chứa đầy những kế hoạch xua đồng bào mình vào chiến tranh liên tiếp vừa có chỗ cho tình yêu thương đồng bào, thật không thể hiểu thấu.


            Những lời trên đây không được nhã nhặn. Quả thật không nhã nhặn. Và kẻ viết ra phải lấy làm ngượng về lời lẽ mình. Nhưng khi mình là dân một nước đã trải qua bao nhiêu năm khói lửa, rồi lại trông thấy trước mắt một viễn tượng đầy máu me, khi ấy nói về kẻ gây thảm họa thật khó giữ lòng bình thản để nói lời tao nhã.


            Có thể nào không giận? Ông ta bảo phải đeo đuổi cuộc tàn sát nọ là vì nguyện vọng dân tộc? Trời, dân tộc này ai cũng xưng biết rõ vanh vách nguyện vọng, ai cũng đòi hành động nhân danh nguyện vọng người dân; có điều mỗi người nêu lên một nguyện vọng khác nhau, hòan toàn khác nhau, lắm khi mâu thuẫn nhau. Đâu là nguyện vọng đích thực, để hồi sau phân giải. Cái chắc chắn là dân tộc này không hề nằng nặc thiết tha với cộng sản đến nỗi chịu chết năm ba thế hệ liên tiếp để rước kỳ được chế độ ấy về. Và ông ta chừng ấy tuổi rồi (78 tuổi), tai nghe mắt thấy đã nhiều, từng trải việc đời đã nhiều, ông ta đâu còn ngây thơ mà quáng mắt vì những danh từ khóac lác, những hứa hẹn hão huyền xa xôi của một chủ thuyết. Ông ta hẳn thừa rõ những gì đê tiện xấu xa xẩy ra phía sau các khẩu hiệu tuyên truyền, thừa rõ sống ở Đông Đức đâu bằng ở Thụy Điển, Hòa Lan, thừa rõ con đường từ Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni tiến đến dân chủ và hạnh phúc, phải xa hơn con đường từ Thụy Sĩ, Phần Lan.


            Mà dù cho ông ta không nghĩ như thế, cho rằng Tiệp Khắc sung sướng và tự do hơn Thụy Điển đi chăng nữa, thì sự hơn thua chút ít cũng không đến nỗi bắt phải đổi lấy bằng ba bốn cuộc chiến tranh trong đôi ba mươi năm liền. Đáng lẽ ông ta để cho dân tộc nhỏ bé đã chịu quá nhiều đọa đầy vì ngoại thuộc này được yên thân để làm ăn, để sống cho ra sống trong ít lâu.


            Đã không vì nguyện vọng, quyền lợi dân tộc, ông ta hành động vì lẽ đảng ông ta nhất định phải thắng các đảng khác. Chừng ấy tuổi tác rồi, lẽ nào vì tranh hơn thua, mà ông mạnh tay sát hại đồng bào không xót thương đến thế? Người ta có thể vì tức khí, nóng giận mà tàn nhẫn, vung tay quá đà. Đó là chuyện nhất thời. Còn ông, hăm ba năm rồi, ông dai dẳng quá.


            Vì cuồng tín chăng? Vì tự ái chăng? Vì cái gì ông ta cũng đáng trách, đáng giận quá.

            Nhưng trong vấn đề này, trách móc với giận hờn đâu có ăn thua gì. Ăn thua chỉ có chíên lược thâm hiểm, hành động thích hợp. Mà hành động thì...


            Thì rồi chắc chắn ở phía bên này thoạt tiên ai nấy sẽ nhẩy lên mừng hòa bình. Lâu lâu sẽ có người sáng suốt nhắc khẽ đến chiến tranh chính trị. Trong lúc ấy Bắc Việt lặng lẽ điều khiển cán bộ của họ ở trong này âm thầm nhen nhóm cơ sở. Rồi đôi ba năm sau, một ngày nào đó xét thấy thuận tiện, họ cho lệnh bùng nổ. Thế là chiến tranh tái diễn.


            Chiến tranh tái diễn: mọi người trên thế giới đang sống an lành bổng bị quấy rầy, bị ảnh hưởng, có một số bị lôi cuốn vào chiến cuộc, lấy làm lo ngại, bực mình, nghiêm khắc trách vấn: "Loạn lạc này đích thị do độc tài, tham nhũng, bất công, kỳ thị tôn giáo v...v.... khiến dân chúng bất mãn nổi lên chống chế độ."


            Chiến tranh ác liệt thêm: lương tâm nhân loại bị xúc phạm, các nhà triết học, các luật gia... trịnh trọng suy tư, bàn cãi, rồi lên án... Trong khi ấy các lãnh tụ Hà Nội chỉ cần khéo che miệng nín cười. Đó là điều quan trọng. Họ không được phép cười. Họ không được phép chế giễu lương tâm và trí thông minh của loài người. Họ không được vô lễ; họ chỉ được tiếp tục đánh thật mạnh.

            Cứ thế cho đến khi chúng ta chịu không nổi những đòn đánh từ bên ngoài và những dằn xóc từ bên trong, chúng ta bỏ cuộc và cộng sản tiến đến Cà Mâu..."                                                                 VÕ PHIẾN (1968)



Xem phim "Sự Thật về Hồ Chí Minh"

 www.freevietnews.com
Producer: Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Thực hiện: Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn
Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4 | Part 5


                                                            Xem "Chân Dung Bác Hồ" của Lê Tất Điều

 1 || 2 || 3 || 4 || 5 || 6 ||



               (Xem tiếp phần kế tiếp)

      B. VINH DANH CUÔC ĐẤU TRANH CHÍNH TRI VÀ NGOẠI GIAO.


Sách Biên Khảo


                            Giải Thể Chế Độ Cộng Sản

                                                                         Luật sư Nguyễn Hữu Thống, 2002