Tuesday, April 7, 2009

Paltalk: Sử sách Trung Quốc không có đến Hoàng Sa Trường Sa

 

PALTALK: Luật sư Nguyễn Hữu Thống duyệt lại lịch sử
Trung Quốc xa xưa không hề nói đến Trường Sa Hoàng Sa

 

http://vietlinhweb.com/Diendan/index.php?showtopic=6574

   

Lm Phêrô Phan Văn Lợi:

Một lần nữa chúng ta lại gặp nhau, để chia xẻ với nhau những kiến thức và những thao thức về Đất Nước. Trong những giờ phút này, tháng năm này, Đất Nước chúng ta chịu nhiều biến động, và càng ngày càng gây nên những nỗi lo lắng cho tất cả những ai còn thương nước thương nòi. Đoạn nhạc trầm hùng vừa giúp chúng ta tưởng nhớ tới những anh hùng liệt sỉ của chúng ta, nhưng cũng làm chúng ta nhớ tới hiện trạng đầy đau thương, đầy lo lắng của dân tộc, vì nạn thù trong giặc ngoài.

 

Như quý vị đã biết, trong thời gian gần đây, cộng sản Việt Nam ngày càng lộng hành, tự mình quyết đoán mọi chuyện mà không cần ý kiến của nhân dân. Từ việc họ công nhận Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan thuộc về Trung Quốc, sau lễ gọi là cắm mốc biên giới, mới đây thủ tướng cộng sản Nguyễn tấn Dũng đã bất chấp ý kiến của nhiều nhà khoa học và nhiều bậc thức giả, để mà chấp nhận cho quân Tàu tiến vào vùng Tây nguyên, gọi là khai thác khoáng sản Bauxite. Là công việc mà không những tàn phá môi trường thiên nhiên tại vùng Tây nguyên, tàn phá nếp sống của đồng bào sắc tộc, và quan trọng hơn nữa là làm cho Trung Quốc có thể xâm nhập vào chính giữa lòng Đất Nước và chiếm ngự mảnh đất Tây Nguyên, là mái nhà của Đông Dương.

 

Theo các nhà chiến lược ai nắm được vùng đất Tây Nguyên thì sẽ nắm được toàn bộ Đông Dương. Đó là tiền đồn phía Tây của Tổ Quốc. Trung Quốc đã vào đó không phải với những người điều hành, những kỹ sư, nhưng mà còn với nhân viên nhân công, mà người ta nghi rằng đó là những người lính có nhiệm vụ trấn giữ, chiếm hết vùng đó, từ đó đánh vào dân tộc vào Đất Nước của chúng ta. Vậy chúng ta mất tiền đồn phía bắc là Ải Nam Quang, tiền đồn phía Đông là Hoàng Sa Trường Sa. Chúng ta còn nghe nói Trung Quốc muốn tiến vào vùng Côn Sơn và Phú Quốc là tiền đồn phía Nam. Bây giờ cộng sản Nguyễn tấn Dũng và bộ chính trị còn muốn dâng nốt tiền đồn phía Tây nữa. Tất cả những cái đó sẽ gây nên hiểm họa không lường cho dân tộc....

 

Nguyễn Hữu Thống:

Ngày hôm nay, trên bản đồ thế giới đề rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta còn tin tưởng vào nhân loại văn minh, chúng ta không chấp nhận luật rừng xanh mạnh được yếu thua. Tại sao? Vì con người không phải là cầm thú, nên chúng ta không chấp nhận luật mạnh được yếu thua. Và con người không phải là tôm cá, nên chúng ta không chấp nhận quan niệm cá lớn nuốt cá bé. Nếu nhân loại còn tin và những đức lý đó, thì mới có văn minh.

 

Chúng ta nghĩ rằng là sau những vụ tấn công của Đức quốc xã, của đế quốc Liên sô, của cuộc cách mạng văn hóa Mao trạch Đông, thì nhân loại văn minh vẫn còn giữ được đức Lý. Chúng ta phải tin ở điểm đó, như một niềm tin tôn giáo. Nếu chúng ta giữ được Niềm Tin đó, thì chúng ta có quyết tâm, có triển vọng, đặc biệt là có sự bình tâm để đấu tranh trường kỳ và tiếp tục.

 

Xin thưa, ở Biển Đông, tất cả vấn đề đều chưa ngã ngũ. Bởi vì theo Điều 77 của Luật Biển thì chủ quyền thềm lục địa 200 hải lý cộng với 12 hải lý gọi là Biển Lãnh Thổ, thì tối thiểu chúng ta có 212 hải lý, tức là chúng ta có gần 400 cây số hoàn toàn thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải. Bất cứ một sự chiếm cứ nào, dù bằng võ trang hay không võ trang, đều vô giá trị.

 

Từ Trường sa về đến lục địa trung hoa thì đến 750 hải lý, thì không thể nào thuộc về chủ quyền Trung Quốc được, theo Luật Biển. Từ Hoàng Sa về lục địa trung hoa là 270 hải lý, cũng là ngoài thềm lục địa của Trung Quốc. Trong khi đó, Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi có 160 hải lý mà thôi.

 

Ngoài những điểm đó về thềm lục địa, thì có những 10 tiêu chuẩn của Tòa Án quốc tế quy định chủ quyền lãnh thổ của các hải đảo. Tôi có trình bày trong sách của tôi, là chúng ta sẽ thắng hoàn toàn về 10 điểm đó. Tôi chỉ xin lấy một thí dụ rất nhỏ, các bạn không cần tài cao học rộng, cũng có thể hiểu ngay được. Hoàng Sa Trường Sa là những đảo gì ? Thưa đó là những đảo san hô. Mà san hô là một sinh vật. Con sinh vật này chỉ có thể sống được nếu nó sống ở vùng nước biển từ 20 đến 30 độ ở Việt Nam. Tức là ở miền nhiệt đới. Chúng ta chỉ thấy san hô sống ở biển Đông Nam Á, và có một ít san hô ở biển Úc Châu thôi. Chúng ta không bao giờ thấy biển san hô, thấy con san hô nào ở trong Biển của Trung Quốc cả, hay là biển Hoàng Hải của Trung Quốc cả. Vì sao ?

 

Xin thưa rằng ngày hôm nay ở miền ôn đới đó, nước biển của Trung Quốc giỏi lắm chỉ ở 5, 10 độ thôi. San hô sẽ chết hết. Mà san hô chết, thì không thể nào có đảo san hô được. Không có đảo san hô, thì không thể nào có Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc không có đảo san hô tọa lạc  ở Biển Đông, thì theo công pháp quốc tế, theo 1 tiêu chuẩn gọi là "sinh thực học" căn cứ vào những sinh vật những thực vật, cây cối, sinh vật sống nơi đó, chỉ với con san hô đó, chúng ta có thể thắng được Trung Quốc. Trung Quốc còn có có luật pháp, nhân loại còn có Tòa Án, nhân loại còn có Lẽ Phải, còn có đức Lý. Nhân loại còn có sự tự trọng. Không bao giờ chúng ta thua Trung Quốc ở Biển Đông hay Hoàng Sa Trường Sa được. Đó là tổng quát, là 1 trong 10 tiêu chuẩn, theo Công Ước về Luật Biển.

 

Xin thưa thêm một điểm nữa, Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một tài liệu lịch sử nào có tính cách khách quan và vô tư, không đưa ra một điều khoản nào theo Công ước quốc tế để chứng minh rằng Hoàng Sa Trường Sa và Biển Đông là của Trung Quốc. Thật ra đâu có phải biển đó là biển Nam Hoa. Thời Tần Thủy Hoàng họ chiếm Bách Việt, đổi thành ra 3 quận: quận Nam Hải thuộc Quảng Đông bây giờ, quận Quế Lâm tức thuộc Quảng Tây, quận thứ ba gọi là Tượng Quận.

 

Tượng quận là quận có nhiều voi. Ngày xưa Việt Nam của chúng ta ngày xưa có nhiều voi thật. Bà Trưng khởi nghĩa đánh nhà Hán năm 40 cũng cởi voi. Trước đây, Quảng Đông Quảng Tây là của Việt Nam hết. Bà Triệu năm 248 cũng cởi voi để khởi nghĩa đánh lại quân Đông Ngô. Trần Hưng Đạo khi phá quân Nguyên ở Bạch Đằng Giang, cũng cởi voi đánh giặc. Khi Quang Trung phá tan nhà Thanh ở Đống Đa, cũng ngồi trên mình voi. Tượng Quận đó là Việt Nam, tức là có Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận.

 

Xin thưa là Thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Hán Vũ Đế lợi dụng sự mâu thuẫn giữa các quốc gia ở miền Bách Việt, có nước Vân Việt đánh nhau với Nam Việt của chúng ta. Về Nam Việt thì các bạn học Sử cũng biết rõ, Nam Việt là một nước mà thủ đô là Quảng Châu đó, là do Triệu Đà là Triệu Vũ Vương đã thành lập được từ thời mà Lưu Bang thành lập nhà Hán. Triệu Đà cũng đã thành lập nước Nam Việt trước đó một năm, 2007 trước Công nguyên, trong khi Lưu Bang thành lập 2006.Tất cả vùng gọi là Nam Việt đó, là vùng gọi là Ngũ Lĩnh, Động Đình Hồ phía nam sông Dương Tử gọi là đất Hồ Quảng tức là Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đi về phía Việt Nam của mình nữa.

 

Sau khi làm vua, Hán Cao Tổ tức Lưu Bang nhìn nhận Triệu Đà tức Triệu Vũ Vương. Hán cao Tổ mệnh yểu, làm vua được 7,8 năm thì chết. Bà Lữ Hậu chuyên quyền, như nhiếp chính, thì bà đưa ra những luật như cấm không được bán điền khí, cày sắt cho người Nam Việt. Chỉ bán trâu đực, không bán trâu cái. Vì có những sự kỳ thị đó, Triệu Đà phản đối việc này. Triệu Đà đã mang quân chiếm đất gọi là Trường Sa. Thế thì quân nhà Hán mang quân đánh lại Triệu Vũ Vương, và đã thua. Triệu Đà không còn được gọi là Triệu Vũ Vương nữa, mà đã xưng là Triệu Vũ Đế. Theo tôi là năm 151 trước Công Nguyên.

 

Mãi sau này, người con của Hán Cao Tổ là Hán Văn Đế, theo Nho giáo, khôn ngoan lắm, cho những Sứ giả đến nói rằng trong một nước mà có 2 Đế thì không được, vậy chúng tôi xin để nhà vua toàn quyền tự trị từ phía núi Ngũ Lĩnh ở phía Nam, trông coi tất cả những vùng Hồ Nam Quảng Đông Quảng Tây, tất cả vùng này. Có thể nói là gần một nữa của Trung Quốc ngày nay. Việt Nam lúc đó là một nước cực mạnh. Bên kia là Hán, gọi là Tây Hán. Bên này là Nam Việt.

 

Khi mà Triệu Vũ Vương chết đi rồi, thì đứa con Triệu Vân Vương không có được hào khí như người cha. Khi 2 nước đánh nhau, thì ông nhờ Hán Vũ Đế can thiệp. Nhân dịp đó, họ yêu cầu ông phải sang gặp thiên tử (vua) bên Bắc Kinh lúc đó là Lạc Dương. Cho người con của mình sang gặp vua nhà Hán, lấy bà Cù Thị là người Tàu. Bà này về sau được nhận là Hoàng Hậu, có đứa con lên làm vua, thì có âm mưu là dâng Nam Việt cho nhà Hán.

 

Lúc đó, nhân cơ hội đó, thì Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Nam Việt của chúng ta. Họ chia ra làm các quận huyện, thì quận đầu tiên là Nam Hải tức là Quảng Đông.Thì Biển Nam Hải đó theo nguyên thủy, không phải là Biển Nam Hoa, South China Sea. Mà biển Nam Hải đó có tên là biển Chướng Hải, tức là biển của quận Nam Hải tại Quảng  Đông. Nó chạy từ eo biển Đài Loan đến Quảng Đông thôi..khoảng chừng 25 cây số, bằng biển lãnh thổ 12 hải lý thôi. Chứ không phải là Biển Nam Hoa. Biển Nam Hoa là chạy dọc theo từ bờ biển Quảng Đông tới bờ biển Nam Dương (Indonesia) là đến 2000 cây số.

 

Những người cộng sản Trung Quốc bây giờ có sự mạo nhận. Họ lấy hải danh (tên biển) để giải thích xuyên tạc rằng chúng tôi đã có Biển Nam Hải từ đời Tần Thủy Hoàng, từ đời Hán Vũ Đế, từ thế kỷ thứ 2 thứ 3 trước Công nguyên. Vấn đề đó là vấn đề lịch sử, chúng ta không bao giờ tranh lại nó. Đó là một kỹ thuật đầu tiên của Trung Quốc, để tiến chiếm Biển Đông. Họ mạo nhận hải danh, tên biển.

 

Thôi xin trả lời ngay người Trung Quốc điểm này: cho đến thế kỷ 15, không bao giờ có tên gọi là "biển Nam Hoa" (South China Sea) cả. Kể từ thế kỷ 15, khi mà có những nhà doanh hải, những nhà thám hiểm bên Bồ Đào Nha Tây Ban Nha đi từ Đại Tây Dương qua Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, thì khi họ đến gần nước Ấn Độ, thì muốn thuận tiện, họ nói là Indian Ocean, nhưng không phải là đại dương của nước Ấn Độ. Đó là đại dương tiếp giáp với nước Ấn Độ thôi, gần nước Ấn Độ thôi,

để dễ nhớ, để tiện.

 

Khi họ đi qua eo biển Mã Lai, gần tới đất Trung hoa, thì họ gọi đây là biển Nam Hoa, South China Sea. Không phải là biển của nước Trung Hoa. Mà đó là miền biển giáp miền nam Trung Quốc. Ân Độ dương không phải là biển của Ấn Độ, thì Biển Nam Hoa không phải là biển của nước Trung Hoa.

 

Cũng vì vậy, năm 1995, tôi đã khẩn khoản yêu cầu các nước Đông Nam Á hãy bỏ ngay danh xưng Biển Nam Hoa South China Sea đi ! Nó gây ngộ nhận. Đây là biển của các quốc gia Đông Nam Á chứ không phải là biển của nước Trung Quốc. Ngày hôm nay, Trung Quốc họ nói rằng biển Nam Hoa đó chính là  Nam Hải trong lịch sử chúng tôi đã ghi, đó là vấn đề hàng ngàn năm bất khả tranh nghị, chúng tôi không đưa ra

lý lẽ gì cả, cái đó của chúng tôi. Đó là một sự ngụy biện rõ rệt !

 

Ngày hôm nay chúng ta vạch ra cho Bắc Kinh thấy rõ, cho người Trung Quốc thấy, nhất là những người Trung Hoa trí thức, rằng Trung Quốc không bao giờ tự nhận mình có một chủ quyền nào ở Hoàng Sa Trường Sa và ở biển Đông Nam Á cả, từ thời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Minh Thành Tổ cho đến thời Mao Trạch Đông mới có chuyện đó. Chúng ta phải viện dẫn từ đời nhà Hán, nhà Tấn, nhà Tùy, nhà Đường đến nhà Nguyên nhà Minh nhà Thanh...

 

Tôi có làm một cuộc nghiên cứu trong 3 tháng, thì không có một chữ nào, trong tất cả các bộ chính sử của Trung Quốc, không có một tên tuổi nào nói rằng Biển Đông là của Trung Quốc cả. Trên thực tế, nếu chúng ta nghiên cứu rất kỹ, thì không bao giờ Trung Quốc có cơ hội nào, không bao giờ Trung Quốc có điều kiện nào đến Biển Đông cả. Mà đến Biển Đông cũng vô ích. Xin kể một điểm rất rõ: thời Minh thành Tổ thế kỷ 15 hùng mạnh, thái giám Trịnh Hòa  7 lần đi Tây dương, gọi là cát hạ tây dương. Tây ở đây là Tây Trúc, ấn độ đương, đi về phía Tây, không phải đi thám hiểm Biển Đông.

 

Trong phái đoàn của Trịnh Hòa, có một học giả tên Mã Hoang, tìm những phong cảnh miền biển, có kể lại một cách ngôn hàng hải thế này: những người Trung Quốc, từ những người đi đánh cá, người buôn bán, sứ giả, khi đến Hoàng Sa Trường Sa thì rất sợ, vì chỗ đó dễ bị bão tố, dễ bị đá ngầm và dễ bị chết. Tính trung bình, thời gian đó, có 10 tàu thuyền đi qua đó thì đắm một thuyền. Nhóm 7 hòn đảo phía đông bắc, mà ta gọi là nhóm An Vĩnh. An Vĩnh là tên một xã ở Quảng Ngãi, cung cấp các nhóm hải quân đi Hoàng Sa Trường Sa. Có một tàu Pháp bị đắm ở đó.

 

http://vietlinhweb.com/Diendan/index.php?showtopic=6574