Sunday, May 24, 2009

Đại Hán trên Đường Suy Thoái

 
Xin gửi quý vị và các bạn bài viết thứ 2 trong chiến dịch chống Bá Quyền Phương Bắc. Yêu cầu quý vị và các bạn phổ biến rộng rãi tài liệu này cho đồng bào trong và ngoài nước. Xin cám ơn, Nguyễn Hữu Thống

 

ĐẾ QUỐC BẮC PHƯƠNG

THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG

 

ĐẠI HÁN TRÊN ĐƯỜNG SUY THOÁI

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

 

Trở Về Với Nhân Loại Văn Minh?

            Ngày 13-5-2009 là thời hạn cuối cùng cho các quốc gia duyên hải đăng ký đơn yêu cầu Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho mở rộng thềm lục địa từ 200 hải lý đến mức 350 hải lý. Đến ngày đó có hơn 50 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đã đệ đơn thỉnh nguyện (submission), hoặc từng phần hoặc toàn bộ, về việc định ranh thềm lục địa cho quốc gia mình.

            Sau những tính toán và do dự, vào ngày chót Trung Quốc đã đệ đơn thỉnh nguyện tại Ủy Ban Phân Ranh. Đơn nạp chậm nhưng không trễ.  

Từ năm 1994 khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có hiệu lực chấp hành, Bắc Kinh không bao giờ lý vấn đến Công Ước mà họ đã ký tại Đại Hội Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Kỳ III năm 1982. Năm 1992, họ tự tiện ban hành Luật Biển áp dụng riêng cho Trung Quốc, bất chấp các điều khoản và các thủ tục điều giải và tố tụng quy định trong Công Ước. Đó là những phương thức ôn hòa và đối thoại bình đẳng áp dụng cho các quốc gia văn minh trên thế giới dầu có gia nhập Công Ước hay không. Đối với các quốc gia không ký Công Ước Luật Biển, các quy luật cố định của Luật Tục Lệ Quốc Tế do Tòa Án Quốc Tế The Hague ban hành vẫn có giá trị toàn cầu. Ba nguyên lý căn bản trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Hòa Bình, Hữu Nghị và Công Lý, có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc. Riêng về Luật Biển các đường lối giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp là hòa giải, điều đình và thỏa hiệp. Sau mới nhờ tới các cơ quan trọng tài và tòa án về Luật Biển.

            Vì vậy, do hành vi đệ đơn thỉnh nguyện, Trung Quốc đã minh thị thừa nhận thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc qua Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa. Mà không thừa nhận sao được, vì Trung Quốc vẫn tự hào là một hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết?

            Vì đã thừa nhận Công Ước, từ nay Trung Quốc phải tuân hành Công Ước với những điều khoản và những phương thức điều giải và tố tụng nêu trên. Một trong nững phương thức này là không sủ dụng bạo hành võ trang.  

Dầu sao đây cũng là một bước tiến đáng kể choTrung Quốc có cơ hội trở về với nhân loại văn minh.

Mà nếu đã chịu tuân hành Luật Pháp Quốc Tế và Luật Tục Lệ Quốc Tế thì từ đây về sau, Trung Quốc không còn được sử dụng Luật Rừng Xanh của loài cầm thú và loài tôm cá, với mạnh được yếu thua và cá lớn nuốt cá bé.

Nhìn lại lịch sử cận kim, trong thập niên 1960, cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã phá nát Trung Quốc về văn hóa, kinh tế, nhân sự và những giá trị tinh thần. Qua thập niên 1970 Trung Quốc bắt đầu phục hồi. Được gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1971 thay thế Đài Loan, Trung Quốc trở thành một ngũ cường. Sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ năm 1979, Trung Quốc hội nhập vào cộng đồng thế giới. Từ đó, với chính sách "mèo đen mèo trắng" của Đặng Tiểu Bình, chủ nghĩa xã hội độc quyền  bị thay thế bởi chủ nghĩa thực dụng về mặt kinh tế.

 

Vấn Đề Thềm Lục Địa

Năm 1982, phái đoàn Trung Quốc đến Montego Bay Jamaica tham dự Đại Hội Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Lúc này các cường quốc Anh, Mỹ không ký Công Ước vì họ chưa thỏa mãn về quy chế khai thác hải sản tại biển sâu ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia duyên hải. Ba ngũ cường còn lại, Liên Sô, Pháp và Trung Quốc đóng vai chủ chốt. Tự ái quốc gia được thỏa mãn, Trung Quốc hoan hỷ ký Công Ước. Ký xong Trung Quốc mới thấy lo. Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khoản Công Ước lại quá rõ rệt: Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 12 hải lý Biển Lãnh Thổ và 200 hải lý vùng Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá đồng thời là Thềm Lục Địa 200 hải lý để thăm dò và khai thác dầu khí.

Tại Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á mà người Việt gọi là Biển Đông, từ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về Hoa Lục có 2 rãnh biển sâu tới 2600m  trong hải phận Hoàng Sa phía bắc, và sâu hơn 5000m tại hải phận Trường Sa phía nam. Theo Tòa Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vì đáy biển không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đất liền ra ngoài biển, Trung Quốc không có triển vọng đòi mở rộng thềm lục địa pháp lý 200 hải lý thành thềm lục địa địa chất 350 hải lý tính từ Biển Lãnh Thổ ra khơi.

            Trong mọi trường hợp, các hải đảo Trường Sa nằm quá xa bờ biển Trung Quốc, (từ 550 hải lý đến 900 hải lý) nên không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa có triển vọng có dầu khí do các chất  hữu cơ tích lũy trong các thủy tra thạch (sediment) từ các nguồn nước phù sa Sông Hồng Hà và Sông Cửu Long, con sông dài nhất Đông Nam Á, từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển. Không có con sông lớn nào từ đảo Hải Nam hay từ Hoa Lục chẩy ra Biển Đông.

            Trong khi đó, tại vùng bờ biển Việt Nam, thềm lục địa địa chất hay nền lục địa (continental margin) chạy thoai thoải từ dẫy Trường Sơn ra vùng biển Hoàng Sa phía đông Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Độ sâu nhất quanh đảo Hoàng Sa là 900m. Về mặt địa chất và địa hình đáy biển, các đảo Hoàng Sa là một hành lang của dẫy Trường Sơn chạy từ Cù Lao Ré ra các đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và Phú Lâm. Đây là những cao nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Năm 1925 nhà địa chất học quốc tế, Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempt, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau hai năm nghiên cứu về địa chất, đo đạc và vẽ bản đồ hải đảo và đáy biển, đã lập phúc trình và kết luận "Về mặt địa chất những đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam" (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam).

            Tại Trường Sa cũng vậy. Về mặt địa chất, độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Tại bãi Tứ Chính nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, và tại vùng đảo Trường Sa và cồn An Bang, độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính nằm cách bờ biển Việt Nam 190 hải lý và cách lục địa Trung Hoa 800 hải lý. Như đã trình bày, Trường Sa cách Hoa Lục bằng một rãnh biển sâu tới 5062m, nên không được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng (Extended Continental Shelf). Mà dầu có mở rộng tối đa đến mức 350 hải lý, cũng không lấp được khoảng trống 800 hải lý từ đất liền ra hải đảo. Vì những lý do nói trên, các đảo Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong mọi trường hợp.

            Đuối về pháp lý, Trung Quốc không bao giờ đặt vấn đề tranh luận công khai về Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á. Mà cũng không dám đưa vụ tranh chấp hải đảo tại Nam Hải ra trước các cơ quan hòa giải, trọng tài hay tố tụng như Ủy Ban Hòa Giải, Hội Đồng Trọng Tài hay Tòa Án Luật Biển.  Đó cũng là nhận định của học giả Trung Quốc Lô Chi-Kin trong Luận Án Tiến Sĩ đệ trình Đại Học Kinh Tế Chính Trị Luân Đôn năm 1986: "On its position over the islands, China has been most reluctant to subject the disputes to international legal arbitration".

 

Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.

            Căn cứ vào những điều kiện tâm lý nói trên, chúng ta ghi nhận Trung Quốc đã tiến bộ khi nạp đơn thỉnh nguyện ngày 13-5-2009 tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên họ chỉ xuất trình mỗi một tấm Bản Đồ Lưỡi Bò để đòi chủ quyền hải phận theo hình lưỡi bò mà trước kia họ gọi là Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.

Năm 1982, sau khi ký Công Ước về Luật Biển, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Quốc, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là biển lịch sử của Trung Hoa từ hơn 2000 năm. Rồi họ hội nghị với 100 nhà trí thức Đài Loan để nhất trí xác nhận sự kiện lịch sử này.

Theo Bắc Kinh, Lưỡi Rồng Trung Quốc có một diện tích bao la bằng phân nửa lục địa Trung Hoa. Nó chiếm hơn 80% hải phận Biển Đông Nam Á, cách bờ biển Quảng Ngãi (Việt Nam) 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý, cách Sarawak (Mã Lai) và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) của Việt Nam, bãi Natuna của Nam Dương và bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân.

Chiếu Điều 76 và 77 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia duyên hải có chủ quyền tuyệt đối và đặc quyền chuyên hữu 212 hài lý (gồm 12 hải lý Biển Lãnh Thổ và 200 hải lý Thềm Lục Địa) tính từ đường cơ sở của bờ biển quốc gia (thông thường là mực nước thủy triều xuống thấp). Trong trường hợp này Lưỡi Bò Trung Quốc đã "liếm sâu" 172 hải lý vào thềm lục địa Việt Nam, 182 hải lý vào thềm lục địa  Nam Dương và 187 hải lý vào các thềm lục địa của Mã Lai và Phi Luật Tân. Đây là những vi phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ của 4 quốc gia hội viên của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Để chống lại âm mưu xâm lấn thô bạo này, sự kết hợp giữa Việt Nam phía Tây và các quốc gia phía Đông Nam như Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân là việc phải làm.

 Đó là Sách Lược Bắc Cự Bá Quyền.

     Kết Hợp Đông Nam.

Thuyết Biển Lịch Sử của Trung Quốc khiến chúng ta liên tưởng đến Thuyết Biển Lịch Sử Địa Trung Hải của Đế Quốc La Mã hồi đầu thế kỷ thứ nhất. La Mã gọi Địa Trung Hải là "Biển của Chúng Tôi" (Mare Nostrum). Vùng biển này còn rộng hơn cả Biển Đông Nam Á. Nó chạy từ Tây Ban Nha qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đến toàn vùng biển Trung Đông và Bắc Phi.  

Khách quan mà xét, trong thế kỷ 21, nếu còn nói đến Biển Lịch Sử Trung Quốc tại Đông Nam Á thì chỉ là đại ngôn hay một trò hề lố bịch. Lý do giản dị và dễ hiểu là Biển Đông Nam Á tọa lạc tại miền nhiệt đới Đông Nam Á, trong khi Trung Hoa nằm giữa miền ôn đới với Đông Trung Quốc Hải, Biển Hoàng Hải và Bắc Hải.

 

Tranh Nghị hay Bất Khả Tranh Nghị?

Điều khôi hài hơn nữa là, sau khi đòi cưỡng chiếm hơn 80% hải phận Biển Đông Nam Á mà không viện dẫn được điều khoản hay nguyên tắc nào của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển hay của Tòa Án Quốc Tế The Hague, Bắc Kinh còn võ đoán khẳng định rằng vấn đề chủ quyền của Trung Quốc tại biển Nam Hải là bất khả tranh nghị!

Trong kỷ nguyên hiện nay, với Luật Pháp Quốc Tế thay thế Luật Rừng Xanh, và với hội trường thay thế chiến trường, chúng ta khẳng định rằng không có điều gì, việc gì hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị theo lối cả vú lấp miệng em của phe bá quyền Trung Quốc. Luận điệu này chỉ có thể đưa ra trong những triều đại độc tài phong kiến và độc tài đảng trị đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Minh Thành Tổ và Mao Trạch Đông.

Rút kinh nghiệm sinh hoạt nghị trường và sinh hoạt hội đoàn, mọi người đồng ý rằng có tranh luận mới tìm ra Chân Lý. Theo lời minh triết của cổ nhân "Từ tranh luận mới nẩy ra ánh sáng và sự thật." (De la discussion jaillit la lumière; Light flashes from discussion; Truth springs from discussion). Sở dĩ ngày nay Bắc Kinh không dám tranh luận vì không có cơ sở pháp lý để đòi cưỡng chiếm hơn 80% thềm lục địa của các quốc gia ven bờ biển Đông Nam Á. Hơn nữa Điều 77 Luật Biển công nhận thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của các quốc gia duyên hải mà ngoại bang không được quyền cưỡng chiếm.

Điều mà chúng ta muốn nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh là Thuyết Biển Lịch Sử ngày nay đã bị nhân loại văn minh vứt vào thùng rác lịch sử.

Thật vậy, áp dụng Luật Tục Lệ Quốc Tế và Công Pháp Quốc Tế, Tòa Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã minh thị phán quyết và quy định như sau:

 "Biển Lịch Sử là nội hải tọa lạc về phía bên trong đất liền, hay về phía bên trong đường cơ sở của biển lãnh thổ (The International Court of Justice has defined "historic waters" as "internal waters". Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State": UK vs. Norway, 1951, ICJ 116, 130; Art. 8 LOS Convention 1982).

Và công trình 10 năm nghiên cứu của 500 trí thức và học giả Trung Hoa rốt cuộc chỉ là công  "dã tràng se cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!"

Như vậy Biển Đông Nam Á hay Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc vì nó là ngoại hải, cách bờ biển Trung Hoa đến 2000km.

Vấn Đề Chính Danh: Chủ Quyền hay Vị Trí?

Nói về danh xưng, chúng ta phải đặt vấn đề chính danh. Biển Nam Hoa chỉ là tên gọi do các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế đặt ra khi họ vượt Ấn Độ Dương qua Eo Biển Malacca tới Thái Bình Dương. Trên bản đồ thế giới có nhiều tên biển tương tự như vậy.

Từ thế kỷ 15 phong trào thám hiểm đại dương bột phát với Columbus tại Mỹ Châu, Vasco de Gama và Magellan tại Á Châu.

Khi vượt Đại Tây Dương qua Mũi Hảo Vọng đến Ấn Độ Dương, các tàu xuyên dương chạy tới vùng biển của các quốc gia duyên hải như Saudi Arabia, Yemen, Iraq, Ba Tư, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai. Tại Ấn Độ Dương, về phía tây bắc có biển Arabia (Arabian Sea) tiếp giáp Yemen, Oman, Saudi Arabia, Iraq, Ba Tư. Như vậy, Biển Arabia không thuộc chủ quyền riêng biệt của Saudi Arabia, cũng như Ấn Độ Dương không thuộc chủ quyền riêng biệt của Ấn Độ.

Tại Thái Bình Dương cũng vậy. Tại Biển Nhật Bản (Sea of Japan) các quốc gia duyên hải là Nhật Bản, Đại Hàn, Bắc Hàn và Công Hòa Nga nên không thuộc chủ quyền riêng biệt của Nhật Bản.

Nói tóm lại về mặt danh xưng, nếu Ấn Độ Dương không thuộc chủ quyền riêng biệt của Ấn Độ, Biển Nhật Bản không thuộc chủ quyền riêng biệt của Nhật Bản, thì Biển Nam Hoa hay Nam Hải (South China Sea) cũng không thuộc chủ quyền riêng biệt của Trung Quốc. Biển này tiếp giáp các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Tân Gia Ba, Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân.

 Theo Tự Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 "Nam Hải thuộc chủ quyền lãnh thổ chung của 5 quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan" (đúng ra là Nam Dương tại miền nhiệt đới).  Khi các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế đến vùng biển gần Ấn Độ, họ gọi đó là Ấn Độ Dương. Không phải để xác định chủ quyền hải phận của Ấn Độ, mà chỉ ghi nhận vị trí  vùng biển này tiếp giáp Ấn Độ.

Tại Thái Bình Dương cũng vậy. Khi tầu vượt qua Eo Biển Malacca đến miền duyên hải Trung Quốc, muốn cho tiện, họ gọi đó là Biển Nam Hải (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải). Mục đích chỉ để thông báo cho các thủy thủ biết vị trí vùng biển này tiếp giáp Trung Quốc.

Về mặt lịch sử, từ đời Tần Thủy Hoàng, Nam Hải là một quận của Trung Quốc thuộc tỉnh Quảng Đông, cách huyện Hải Phong 50 dặm về phía nam. Theo các học giả Trung Quốc, Nam Hải, trước kia mang tên Trướng Hải, là "vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông" The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung: A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971).

Năm 1982, sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc phủ nhận Công Ước bằng cách vẽ lại bản đồ và đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Đông Nam Á, bất chấp mọi phản kháng của các quốc gia duyên hải trong khu vực. Từ 1955, với Chính Sách Đại Hán do Mao Trạch Đông đề xướng,  Bắc Kinh coi Biển Nam Hải là một thứ nội hải của họ theo kiểu Đế Quốc La Mã ngày xưa coi Địa Trung Hải là "Biển Của Chúng Tôi" (Mare Nostrum).

Ngày nay thuyết Biển Lịch Sử chỉ còn là một khẩu thuyết vô bằng. Bàn về yêu sách Lưỡi Rồng của Trung Quốc, các học giả tại Trung Tâm Hải Dương Đông Tây (Hawaii) phải kêu lên rằng: "Không có điều khoản hay ngyên tắc nào trong Công Pháp Quốc Tế cho phép Trung Quốc đòi như vậy!".

Ngày 13-5-2009 Chính Phủ Bắc Kinh nạp phúc trình tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, không phải để yêu cầu được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng 350 hải lý như 50 quốc gia duyên hải khác. Mà để đòi Liên Hiệp Quốc xác nhận chủ quyền hải phận của họ từ bờ biển Quảng Đông, qua các bờ biển Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Vùng hải phận này chiếm hơn 80% Biển Đông Nam Á, dài hơn 900 hải lý và rộng hơn 600 hải lý. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, nó có một diện tích bao la bằng phân nửa toàn thể lục địa Trung Hoa.

Kết quả dễ thấy nhất là đơn thỉnh nguyện của Trung Quốc trước sau rồi cũng sẽ bị Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc không cứu xét hay bác bỏ.

Việc Trung Quốc có thực sự muốn trở về với Nhân Loại Văn Minh hay không còn là vấn đề chúng ta phải cảnh giác theo dõi.

Có điều hiển nhiên là, ngày nay, Đế Quốc Đại Hán đang đi trên đường suy thoái.

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Bảo Vệ Dân Quyền

(Hạ tuần tháng 5-2009)

 

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

http://nguyenhuuthong.blogspot.com

Sunday, May 17, 2009

Bênh vực Lm Nguyễn Văn Lý & các chiến sĩ Dân Chủ ở Việt Nam

Free Father Ly!

 

 

TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC: QUYỀN HAY TỘI?

 

Phúc Trình về Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý

Và Vụ Án các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân

 

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

 

 

Trong 30 năm, từ 1977 đến nay, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt giữ và giam cầm tất cả 4 lần:

 

- Năm 1977 Cha bị chính quyền bắt giữ 4 tháng "vì có những hành vi tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa".

 

-  Từ 1983 đến 1992 Cha bị Tòa Thừa Thiên kết án và giam giữ 10 năm về tội "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia".

 

- Ngày 19-10-2001, hơn 1 tháng sau vụ Đại Khủng Bố 11 Tháng 9, Đảng Cộng Sản Việt Nam lợi dụng thời cơ leo thang khủng bố và đã xử phạt Cha 15 năm tù về 2 tội "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia" và "vi phạm quyết định quản chế hành chánh".

 

-   Và ngày (30-03-2007), Cha lại bị kết án 8 năm tù về tội "Tuyên Truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam".

 

6 tuần sau, ngày 11-05-2007 các Luật Sư Nguyễn Văn Đài

và Lê Thị Công Nhân đã bị kết án..... năm tù cũng về tội này.

 

Đây là những vụ đại hình nghiêm trọng về xâm phạm an ninh quốc gia mà hình phạt có thể đến 12 hay 20 năm tù. Vậy mà các bị cáo chỉ có một thời gian quá ngắn, (từ 5 tuần đến 10 tuần) để chuẩn bị sự biện hộ. Trong vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, bảng cáo trạng được thông tri cho các bị cáo ngày 3-5-2007. Và 8 ngày sau, ngày 11-5-2007 tòa bắt đầu xét xử. Đây là một sự tước đoạt trắng trợn quyền bào chữa của các bị cáo được có đủ thời gian và phương tiện liên lạc với luật sư để chuẩn bị sự biện hộ.

 

Lịch sử tư pháp Việt Nam cho biết, trong những vụ án chính trị, tòa án  thường tuyên những bản án tiền chế theo chỉ thị của Đảng Cộng Sản. 

 

Kể từ thập niên 1990, trong 6 bản án chính trị:

 

1) bản án ngày 29-11-1991 phạt Bác sĩ Nguyễn Đan Quế 20 năm tù về tội phản nghịch hay âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân;

 

2) bản án ngày 19-10-2001 phạt Linh Mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù về các tội phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia và vi phạm quyết định quản chế hành chánh;

 

3) bản án ngày 08-11-2002 phạt Luật Gia Lê Chí Quang 4 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước;

 

4) bản án ngày 20-12-2002 phạt cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn 12 năm tù về tội gián điệp;

 

5) bản án ngày 30-03-2007 phạt cha Lý 8 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước, và 6) bản án ngày 11-05-2007 phạt hai Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ........ năm tù cũng về tội này, có điểm tương đồng là tất cả 6 vụ án đều đã được xét xử  vắn tắt trong mấy tiếng đồng hồ vào ngày thứ sáu cuối tuần. Mục đích để làm giảm thiểu phản ứng bất lợi của giới truyền thông, và làm nhạt chú tâm của quần chúng trong những ngày cuối tuần.

           

Tuyên truyền chống chế độ hay tuyên truyền chống nhà nước không cấu thành tội hình sự . Vì tuyên truyền chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm. Cùng với quyền tự do lập hội và lập đảng, những quyền này đã được bảo vệ bởi các Điều 19 và 22 Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và bởi Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam. Do đó các bản án phạt Cha Lý và hai Luật Sư chỉ vì có những hành vi tuyên truyền chống nhà nước và thành lập các chính đảng đối lập đã hiển nhiên vi phạm hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế.

 

Về tội tuyên truyền chống chế độ, giữa thế kỷ 19, khi Các Mác công bố bản Tuyên Ngôân Cộng Sản kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên dùng võ trang lật đổ chế độ tư bản, ông ta cũng không bị Tòa Án Luân Đôn truy tố về tội tuyên truyền chống chế độ tư bản chủ nghĩa. 

 

Sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ 1989 tại Đông Âu, nhân loại văn minh đã vứt vào thùng rác lịch sử chế độ mệnh danh là xã hội chủ nghĩa. Cũng vì vậy Đảng CS Việt Nam đã giảo hoạt thay đổi tội danh, từ tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ) thành tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88 mới).

 

Tuyên tuyền chống chế độ và tuyên truyền chống nhà nước là những tội danh giả tạo không tìm thấy trong các bộ hình luật của các quốc gia văn minh trên thế giới.

 

Chiếu Điều 15 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị "không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế là những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia" (cụ thể là những nguyên tắc và mục tiêu ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế  do Liên Hiệp Quốc ban hành).

 

            Theo bản cáo trạng, các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà Nước chiếu Điều 88 Khoản 1 Điểm (a) và (c) Hình Luật. Các Luật Sư bị trách cứ đã có những hành vi phỉ báng chính quyền và chống Nhà Nước bằng tuyên truyền xuyên tạc, tàng trữ và  phát hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước.

 

            Điều 88 Khoản 1 Điểm (b) còn kết án tội "dùng chiến tranh tâm lý để tuyên truyền gây hoang mang trong nhân dân". Đây là một tội lỗi thời, tàn tích của thời chiến tranh lạnh. Người Cộng Sản thường lầm lẫn luật pháp với chính trị. Họ đã sáng chế ra những tội trạng giả tạo phi- pháp- lý như phản động, phản cách mạng, địa chủ, cường hào ác bá, xét lại chống đảng, biệt kích văn nghệ v...v... Đối với họ, chính trị là thống soái và luật pháp là công cu.ï Bộ Luật Hình Sự 1985 cũng xác nhận điều đó: "Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng Hòa XHCNVN, luật hình sự là một công cụ sắc bén của Nhà Nước chuyên chính vô sản để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội".

 

            Trong chiều hướng đó Quốc Hội Cộng Sản đã ban hành những đạo luật hình sự  quy định những tội trạng bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch với những yếu tố cấu thành tội trạng hết sức bao quát và mơ hồ,  như các tội tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, phá hoại chính sách đoàn kết quốc tế, gián điệp, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (phản nghịch ) v...v....

 

Việt Nam đã ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982, nên có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Công Ước này. Chiếu Điều 2 Công Ước, các quốc gia hội viên tham gia Công Ước này cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do ghi trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp và hiến pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết hay tham gia Công Ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc theo tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành.

 

Trong trường hợp các quốc gia hội viên kết ước không quy định thành văn những quyền này trong luật pháp hay hiến pháp thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.

 

Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên kết ước không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong luật pháp quốc gia và công ước quốc tế để làm những hành vi nhằm phủ nhận và tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trên toàn cầu.

 

Tuyên truyền không phải là một tội hình sự, dù là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước. Đây chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, quyền đối kháng, quyền tham gia chính quyền và quyền thay thế chính quyền bằng tự do tuyển cử chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết.

 

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền minh thị thừa nhận quyền đối kháng trong Phần Mở Đầu: "Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải đứng lên đối kháng chống áp bức và bạo quyền".

 

Vì con người không phải là á thánh nên xã hội cần phải có chính quyền. Và vì nhà cầm quyền cũng không phải là á thánh nên luật pháp phải dành cho người dân quyền kiểm soát, đối kháng, chế tài và thay thế chính quyền. Nếu không có tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do phát biểu, phê bình và chỉ trích thì không thể có dân chủ. Nếu người dân không được quyền tự do tuyển cử để tham gia chính quyền và thay thế chính quyền thì đảng cầm quyền sẽ hủ hóa thành độc tài, tham nhũng, bất công hay bất lực.

 

Như vậy, tuyên truyền lên án nhà nước độc tài tham nhũng, bất công hay bất lực là những hành vi chính trị  cần thiết trong một chế độ dân chủ pháp trị. Nó không cấu thành tội hình sự như phỉ báng chính quyền hay chống đối nhà nước. Tại các quốc gia dân chủ, tòa án độc lập không kết án những hành vi tuyên truyền cho chủ thuyết cộng sản. Tòa cho đó chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu để cổ võ một lý thuyết chủ nghĩa về mặt trừu tượng (abstract doctrine). Chỉ khi nào có sự tổ chức  lật đổ chính quyền bằng tập hợp võ trang, và thực sự có việc khởi sự hành động võ trang gây nguy hiểm rõ rệt và trước mắt cho an ninh quốc gia, thì đương sự mới bị truy tố ra tòa, không phải về tội giả tạo tuyên truyền chống nhà nước, mà về tội phản nghịch.

 

Theo luật pháp phổ thông, người dân có quyền truyền bá các kiến thức nhân quyền cho quảng đại quần chúng. Đồng thời Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải bảo vệ, đề xướng và thực thi nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người trong nước được thực sự hưởng dụng những quyền tự do này. Đó cũng là mục tiêu truyền bá nhân quyền và loại trừ hữu hiệu các vi phạm nhân quyền do Liên Hiệp Quốc chủ trương.

 

Do đó, tổ chức các khóa học tập và thảo luận về những vấn đề nhân quyền cho các sinh viên (ở đây là các sinh viên Trường Cao Đẳng về Truyền Thông, Phát Thanh và Truyền Hình), cũng như cho các cộng tác viên (ở đây là các nhân viên Văn Phòng Luật Sư), không cấu thành tội tuyên truyền chống nhà nước.

 

Tại các quốc gia dân chủ lấy Luật Quốc Tế Nhân Quyền làm kim chỉ nam, tòa án không truy tố người dân về những tội tuyên truyền chính trị, dầu là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước.

 

Vì những lý do nêu trên, nếu Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Vụ Án các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân được đưa ra trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì Khối Công Tác về Giam Giữ Độc Đoán sẽ thụ lý. Và khi cuộc điều tra kết thúc, Liên Hiệp Quốc sẽ tuyên Nghị Quyết lên án sự bắt giữ và giam cầm 3 tù nhân lương tâm nói trên là độc đoán.

 

Luật  Sư NGUYỄN HỮU THỐNG

 

Trong Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền

(Tháng 5-2007)

 

 

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

http://nguyenhuuthong.blogspot.com

 

 

------

 

ANTI-STATE PROPAGANDA: CRIME OR RIGHT?

 

Communication to the United States Congress

 

                                                           

            Over the past 30 years, Father Nguyen Van Ly has been imprisoned four times altogether:

 

-        In 1977, he was detained for four months by the Vietnamese Administration for "propaganda against the socialist regime".

 

-        In 1983, he was sentenced by the Court to 10 years in prison for "sabotage of the national unity policy".

 

-        After 9-11, in October 200l, The Vietnamese Communist Party escalated its repression and condemned him to 15 years in prison for "sabotage of the national unity policy" and "violation of the administrative internment decision".

 

-        And on March 30, 2007, he was sentenced to eight years in prison for "propaganda against the Socialist Republic of Vietnam".

 

Six weeks later, on May 11, 2007, Human Rights Lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan were sentenced respectively to five and four years in prison for the same offense.

 

Those are serious crimes of violation of national security with prison terms up to 12 or 20 years.  Yet, the guarantees necessary for the defense were not observed. The Vietnamese Government has adopted the inquisitory system in which the judges act as prosecutors and the proceedings are conducted secretly. In those cases, the investigations and reports have been made without the presence and counseling of independent attorneys.

 

At the hearing, Father Ly and his four associates could not defend themselves in person or through legal assistance. The hearing was opened at 8AM and the judgement was pronounced at noon after four hours of testimony and deliberation. In the Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan case, the accused only had a very short amount of time to prepare for their defense. 

 

They were notified of their indictments on May 4, 2007 and the sentence was rendered seven days later, on May 11, 2007. This short time frame is a flagrant violation of the right of the defendants to have adequate time and facilities for the preparation of their defense and to communicate with their counsels, pursuant to Article 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR).

 

A study of the judiciary history of Vietnam reveals that, in political trials, the courts have tended to hand out predetermined sentences under the directives of the Communist Party.

Since the 1990s, the following six political trials:

 

1)     the verdict of  November 29, 1991 sentencing Doctor Nguyen Dan Que to 20 years in prison for rebellion or having activities aimed to overthrow the people's government;

 

2)      the verdict of October 19, 2001 sentencing Father Nguyen Van Ly to 15 years for sabotage of the national unity policy and violation of the administrative internment decision;

 

3)     the verdict of November 8, 2002 handing Lawyer Le Chi Quang a four-year sentence for anti-state propaganda;

 

4)     the verdict of December 20, 2002 condemning Veteran Nguyen Khac Toan to 12 years for espionage;

 

5)     the verdict of March 30, 2007 sending Father Ly to prison for eight years for anti-state propaganda; and

 

6)     the verdict of May 11, 2007 sentencing Attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan  to five and four years, respectively, for the same offense; show striking similarities in that all six cases were judged summarily in just a few hours and on Fridays. The clear intention was to minimize the reaction of the mass media and to divert the attention of the general public in the upcoming weekend.

 

            Propaganda against the regime or propaganda against the state does not constitute a crime.  Propaganda is merely the exercise of the right to freedom of opinion and freedom of expression.  Together with the freedom of association, specifically the right to form opposition parties and independent trade unions, these rights are protected by Articles 19 and 22 of the ICCPR, and by Article 69 of the Vietnamese Constitution.  Therefore, the sentences against Father Ly and associates, and the two Attorneys, have clearly violated the national constitution and the international covenant.

 

            Propaganda against the regime and propaganda against the state are both fictitious crimes nonexistent in the penal codes of civilized nations around the world.

 

            Pursuant to Article 15 of the ICCPR "no one shall be held guilty of any criminal offense on account of any act which did not constitute a criminal offense, under national or international law, [where international law means] the general principles of law recognized by the community of nations".

 

Regarding the crime of propaganda against the regime, in the middle of the 19th century, when Karl Marx issued the Communist Manifesto calling on the proletariat around the world for an armed uprising to overthrow capitalist governments, he was not prosecuted by the Court in London for the crime of propaganda against the capitalist regime.

 

Following the Democratic Revolution in Eastern Europe, in the 1990's, human civilization has thrown off into history the so-called socialist regime.  For this reason, the Vietnamese Communist Party has changed the name of the offense, from propaganda against the regime (former Article 82) to propaganda against the state (new Article 88).

 

            In their indictments, Father Nguyen Van Ly and Lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan were charged with the crime of propaganda against the state pursuant to Article 88, Section 1, Items (a) and (c) of the Penal Code.  They were held responsible for defaming the state, and for slanderous acts against the government through distorted propaganda and the storage and distribution of documents attacking the authorities.

 

            Article 88, Section 1, Item (b) also condemns as anti-state propaganda any political act of "using psychological warfare to spread confusion among the people".  This is an obsolete crime, a vestige of the Cold War.  The Communists consistently confuse the law with politics. 

 

They have invented fictitious non-judiciary crimes, such as being reactionary, anti-revolutionary, wicked landlord, capitalist comprador, anti-party revisionist, anti-communist writer or artist etc.  For them, politics comes first and the law is but a tool.  The Penal Code of 1985 confirms this fact: "In the legal system of the Socialist Republic of Vietnam, the criminal law is a sharp instrument to consolidate the dictatorship of the proletariat and to protect the socialist regime".       

 

            With this frame of mind, they have promulgated penal codes establishing false, fictitious, coercive, and preposterous crimes, with overbroad and vague incriminating elements, such as the crimes of anti-socialist propaganda, anti-state propaganda, abusing the democratic freedoms, sabotaging the policy of national unity, sabotaging the policy of international unity, espionage, rebellion or having activities aimed at overthrowing the government, etc. 

 

            In 1982, Vietnam became a State Party of the ICCPR, and, therefore has a legal obligation to respect, adopt and enforce the provisions stipulated in the Covenant.

 

Pursuant to Article 2 of the Covenant "each State Party to the present Covenant undertakes to respect and to ensure to all individuals within its territory the rights recognized in the present Covenant. Where not already provided for by existing legislative measures, each State Party undertakes to adopt such laws and to give effect to the rights recognized in the present Covenant".

 

 For those States Parties that do not adopt such provisions in their national laws or constitutions, the articles on human rights and fundamental freedoms protected by the Covenant shall have full force and credit in national and international courts.

 

Furthermore, pursuant to Article 5 of the Covenant "nothing in the present Covenant may be interpreted as implying for any State any right to engage in any activity or perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms recognized herein."

 

             Political propaganda is not a crime, even if it is propaganda against the government, the regime, or the state.  It is merely the exercise of the freedom of thought and opinion, the freedom of expression, the right to opposition, the right to participate in government, and the right to change the government through free and fair elections according to the Principle of People's Self-Determination, by which "the will of the people shall be the basis of the authority of government". This principle is acknowledged by  Article 21 of the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), Article 1 of the United Nations charter, and Article 1 of the ICCPR.

 

            Concerning the right to freedom of peaceful assembly and association, there are no political conspiracies in countries dedicated to political freedom and free expression of ideas and information, how distasteful they may be. The only activities not protected by the ICCPR are political gatherings to incite the violent overthrow of the government by arms.

            Because individuals are not saints, society needs a government.  And because those who hold power are not saints, citizens need the right to control, oppose, sanction, and replace the government.  Without the freedom of opinion, the freedom of expression, of discussion and criticism, democracy cannot exist.  If people do not have the right to free election in order to participate in government and to replace the government, then the party in power will become dictatorial, corrupt, unjust, or incompetent.

 

            Therefore, political propaganda to denounce a government that is dictatorial, corrupt, unjust, or incompetent is a necessity in a multi-party democratic system.  Such propaganda is not a crime. It is a right.  In cases where this right is protected by the rule of law, independent courts do not condemn and confiscate communist publications which constitute, in essence, propaganda against the capitalist regime and state.

 

The court considers such activities as the exercise of the freedom of opinion, and the freedom of expression to debate doctrines in the abstract.  Only when there are organized armed movements to overthrow the government, with a beginning of execution that represents a real and present danger to the national security, will the activists be prosecuted, not for the false crime of propaganda against the state, but for rebellion.

 

Together with the right to freedom of opinion and freedom of expression, the right to opposition or the resistance to oppression has been acknowledged in the Preamble of the UDHR: "The disregard and contempt for human rights have resulted in barbarous acts which have outraged the conscience of mankind. And, it is essential, if man is not to be compelled to have recourse, as a last resort, to rebellion against tyranny and oppression, that human rights should be protected by the rule of law."

 

            The Declaration of The Rights of Man and Citizen of 1789 declares: "Men are born and remain free and equal in rights. The aim of every political association is the preservation of the natural and imprescriptible rights of man. These rights are liberty, property, security, and resistance to oppression. The free communication of ideas and opinions is one of the most precious of the rights of man".

 

            The Declaration of Independence of 1776 asserts:

 

"We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable rights, that among these are life, liberty and the pursuit of happiness. That to secure these rights, governments are instituted among men, deriving their just powers from the consent of the governed. That whenever any form of government becomes destructive of these ends, it is the right of the people to alter or to abolish it, and to institute new government, laying its foundation on such principles and organizing its powers in such form, as to them shall seem most likely to effect their safety and happiness.

 

When a long train of abuses and usurpations evinces a design to reduce [the people] under absolute despotism, it is their right, it is their duty, to throw off such government, and to provide new guards for their future security."

In its Joint Resolution of May 5, 1994, the Congress of the United States "urges Hanoi to release all political prisoners; to restore all basic human rights, such as freedom of speech, religion, movement, and association; to abolish the single-party system and permit the functioning of all political organizations without intimidation or harassment."

 

For the reasons mentioned above, if the cases of Father Nguyen Van Ly and of Attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan are submitted to the Council for Human Rights at the United Nations, then the Working Group on Arbitray Detention will handle the cases. And at the conclusion of the investigation, The United Nations should hand out a resolution denouncing the detentions of these  prisoners of conscience as arbitrary.

Thank you for your consideration in this matter.

 

 

                        Respectfully submitted,

 

Executed on May 23, 2007.

 

Nguyen Huu Thong, Attorney

President of the Lawyers Committee for People's Rights (U.S.A.)

 

Tran Thanh Hiep, Lawyer

President of the Vietnam Center for Human Rights (France)

 

(Zuc) Tang Duc Dao, Solicitor

Jurists Committee for Democracy in Vietnam (Australia)

 

                         By Nguyen Huu Thong

                        Attorney at Law to the California Supreme Court

 

 
KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Bênh Vực Linh Mục Nguyễn Văn Lý & Ls Lê Thị Công Nhân....

 
From: nguyenhthong@earthlink.net

Thưa quý vị và các bạn, 

Thứ Sáu tuần qua tại Geneve Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã dành 4 giờ cho các phái đoàn của 75 quốc gia phát biểu về những vấn đề nhân quyền và vi phạm nhân quyền. Đặc biệt về Việt Nam đại diện phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ là người phát ngôn duy nhất đã yêu cầu chi1`nh phủ Hà Nội trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý và 2 Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã bị truy tố và kết án về tội giả tạo  tuyên truyền chống nhà nước. Sau đó phái đoàn Hoa Kỳ còn yêu cầu chính phủ Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Hình Luật quy định tội trạng này.

Xin gửi quý vị và các bạn 2 bài viết song ngữ mà chúng tôi đã gửi Chính Phủ và Quốc Hoa Kỳ nói về tội tuyên truyền chống nhà nước liên quan đến 3 tù nhân lương tâm nói trên.

 Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

----------

Free Father Ly!

 

 

                TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC:

                                 QUYỀN HAY TỘI?

 

Phúc Trình về Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý

Và Vụ Án các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân

 

Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG

 

Trong 30 năm, từ 1977 đến nay, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt giữ và giam cầm tất cả 4 lần:

- Năm 1977 Cha bị chính quyền bắt giữ 4 tháng "vì có những hành vi tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa".

 

-  Từ 1983 đến 1992 Cha bị Tòa Thừa Thiên kết án và giam giữ 10 năm về tội "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia".

 

- Ngày 19-10-2001, hơn 1 tháng sau vụ Đại Khủng Bố 11 Tháng 9, Đảng Cộng Sản Việt Nam lợi dụng thời cơ leo thang khủng bố và đã xử phạt Cha 15 năm tù về 2 tội "phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia" và "vi phạm quyết định quản chế hành chánh".

-   Và ngày (30-03-2007), Cha lại bị kết án 8 năm tù về tội "Tuyên Truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam".

 

6 tuần sau, ngày 11-05-2007 các Luật Sư Nguyễn Văn Đài

và Lê Thị Công Nhân đã bị kết án..... năm tù cũng về tội này.

 

Đây là những vụ đại hình nghiêm trọng về xâm phạm an ninh quốc gia mà hình phạt có thể đến 12 hay 20 năm tù. Vậy mà các bị cáo chỉ có một thời gian quá ngắn, (từ 5 tuần đến 10 tuần) để chuẩn bị sự biện hộ. Trong vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, bảng cáo trạng được thông tri cho các bị cáo ngày 3-5-2007. Và 8 ngày sau, ngày 11-5-2007 tòa bắt đầu xét xử. Đây là một sự tước đoạt trắng trợn quyền bào chữa của các bị cáo được có đủ thời gian và phương tiện liên lạc với luật sư để chuẩn bị sự biện hộ.

 

Lịch sử tư pháp Việt Nam cho biết, trong những vụ án chính trị, tòa án  thường tuyên những bản án tiền chế theo chỉ thị của Đảng Cộng Sản. 

 

Kể từ thập niên 1990, trong 6 bản án chính trị:

 

1) bản án ngày 29-11-1991 phạt Bác sĩ Nguyễn Đan Quế 20 năm tù về tội phản nghịch hay âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân;

 

2) bản án ngày 19-10-2001 phạt Linh Mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù về các tội phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia và vi phạm quyết định quản chế hành chánh;

 

3) bản án ngày 08-11-2002 phạt Luật Gia Lê Chí Quang 4 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước;

 

4) bản án ngày 20-12-2002 phạt cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn 12 năm tù về tội gián điệp;

 

5) bản án ngày 30-03-2007 phạt cha Lý 8 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước, và 6) bản án ngày 11-05-2007 phạt hai Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ........ năm tù cũng về tội này, có điểm tương đồng là tất cả 6 vụ án đều đã được xét xử  vắn tắt trong mấy tiếng đồng hồ vào ngày thứ sáu cuối tuần. Mục đích để làm giảm thiểu phản ứng bất lợi của giới truyền thông, và làm nhạt chú tâm của quần chúng trong những ngày cuối tuần.

           

Tuyên truyền chống chế độ hay tuyên truyền chống nhà nước không cấu thành tội hình sự . Vì tuyên truyền chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm. Cùng với quyền tự do lập hội và lập đảng, những quyền này đã được bảo vệ bởi các Điều 19 và 22 Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và bởi Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam. Do đó các bản án phạt Cha Lý và hai Luật Sư chỉ vì có những hành vi tuyên truyền chống nhà nước và thành lập các chính đảng đối lập đã hiển nhiên vi phạm hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế.

 

Về tội tuyên truyền chống chế độ, giữa thế kỷ 19, khi Các Mác công bố bản Tuyên Ngôân Cộng Sản kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên dùng võ trang lật đổ chế độ tư bản, ông ta cũng không bị Tòa Án Luân Đôn truy tố về tội tuyên truyền chống chế độ tư bản chủ nghĩa. 

 

Sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ 1989 tại Đông Âu, nhân loại văn minh đã vứt vào thùng rác lịch sử chế độ mệnh danh là xã hội chủ nghĩa. Cũng vì vậy Đảng CS Việt Nam đã giảo hoạt thay đổi tội danh, từ tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ) thành tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88 mới).

 

Tuyên tuyền chống chế độ và tuyên truyền chống nhà nước là những tội danh giả tạo không tìm thấy trong các bộ hình luật của các quốc gia văn minh trên thế giới.

 

Chiếu Điều 15 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị "không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế là những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia" (cụ thể là những nguyên tắc và mục tiêu ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế  do Liên Hiệp Quốc ban hành).

 

            Theo bản cáo trạng, các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà Nước chiếu Điều 88 Khoản 1 Điểm (a) và (c) Hình Luật. Các Luật Sư bị trách cứ đã có những hành vi phỉ báng chính quyền và chống Nhà Nước bằng tuyên truyền xuyên tạc, tàng trữ và  phát hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước.

 

            Điều 88 Khoản 1 Điểm (b) còn kết án tội "dùng chiến tranh tâm lý để tuyên truyền gây hoang mang trong nhân dân". Đây là một tội lỗi thời, tàn tích của thời chiến tranh lạnh. Người Cộng Sản thường lầm lẫn luật pháp với chính trị. Họ đã sáng chế ra những tội trạng giả tạo phi- pháp- lý như phản động, phản cách mạng, địa chủ, cường hào ác bá, xét lại chống đảng, biệt kích văn nghệ v...v... Đối với họ, chính trị là thống soái và luật pháp là công cu.ï Bộ Luật Hình Sự 1985 cũng xác nhận điều đó: "Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng Hòa XHCNVN, luật hình sự là một công cụ sắc bén của Nhà Nước chuyên chính vô sản để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội".

            Trong chiều hướng đó Quốc Hội Cộng Sản đã ban hành những đạo luật hình sự  quy định những tội trạng bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch với những yếu tố cấu thành tội trạng hết sức bao quát và mơ hồ,  như các tội tuyên truyền chống chế độ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, phá hoại chính sách đoàn kết quốc tế, gián điệp, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (phản nghịch ) v...v....

 

Việt Nam đã ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982, nên có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Công Ước này. Chiếu Điều 2 Công Ước, các quốc gia hội viên tham gia Công Ước này cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do ghi trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp và hiến pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết hay tham gia Công Ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc theo tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành.

 

Trong trường hợp các quốc gia hội viên kết ước không quy định thành văn những quyền này trong luật pháp hay hiến pháp thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.

 

Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên kết ước không được giải thích xuyên tạc các điều khoản trong luật pháp quốc gia và công ước quốc tế để làm những hành vi nhằm phủ nhận và tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trên toàn cầu.

 

Tuyên truyền không phải là một tội hình sự, dù là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước. Đây chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, quyền đối kháng, quyền tham gia chính quyền và quyền thay thế chính quyền bằng tự do tuyển cử chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết.

 

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền minh thị thừa nhận quyền đối kháng trong Phần Mở Đầu: "Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải đứng lên đối kháng chống áp bức và bạo quyền".

 

Vì con người không phải là á thánh nên xã hội cần phải có chính quyền. Và vì nhà cầm quyền cũng không phải là á thánh nên luật pháp phải dành cho người dân quyền kiểm soát, đối kháng, chế tài và thay thế chính quyền. Nếu không có tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do phát biểu, phê bình và chỉ trích thì không thể có dân chủ. Nếu người dân không được quyền tự do tuyển cử để tham gia chính quyền và thay thế chính quyền thì đảng cầm quyền sẽ hủ hóa thành độc tài, tham nhũng, bất công hay bất lực.

 

Như vậy, tuyên truyền lên án nhà nước độc tài tham nhũng, bất công hay bất lực là những hành vi chính trị  cần thiết trong một chế độ dân chủ pháp trị. Nó không cấu thành tội hình sự như phỉ báng chính quyền hay chống đối nhà nước. Tại các quốc gia dân chủ, tòa án độc lập không kết án những hành vi tuyên truyền cho chủ thuyết cộng sản. Tòa cho đó chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu để cổ võ một lý thuyết chủ nghĩa về mặt trừu tượng (abstract doctrine). Chỉ khi nào có sự tổ chức  lật đổ chính quyền bằng tập hợp võ trang, và thực sự có việc khởi sự hành động võ trang gây nguy hiểm rõ rệt và trước mắt cho an ninh quốc gia, thì đương sự mới bị truy tố ra tòa, không phải về tội giả tạo tuyên truyền chống nhà nước, mà về tội phản nghịch.

 

Theo luật pháp phổ thông, người dân có quyền truyền bá các kiến thức nhân quyền cho quảng đại quần chúng. Đồng thời Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải bảo vệ, đề xướng và thực thi nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người trong nước được thực sự hưởng dụng những quyền tự do này. Đó cũng là mục tiêu truyền bá nhân quyền và loại trừ hữu hiệu các vi phạm nhân quyền do Liên Hiệp Quốc chủ trương.

 

Do đó, tổ chức các khóa học tập và thảo luận về những vấn đề nhân quyền cho các sinh viên (ở đây là các sinh viên Trường Cao Đẳng về Truyền Thông, Phát Thanh và Truyền Hình), cũng như cho các cộng tác viên (ở đây là các nhân viên Văn Phòng Luật Sư), không cấu thành tội tuyên truyền chống nhà nước.

 

Tại các quốc gia dân chủ lấy Luật Quốc Tế Nhân Quyền làm kim chỉ nam, tòa án không truy tố người dân về những tội tuyên truyền chính trị, dầu là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước.

 

Vì những lý do nêu trên, nếu Vụ Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Vụ Án các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân được đưa ra trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì Khối Công Tác về Giam Giữ Độc Đoán sẽ thụ lý. Và khi cuộc điều tra kết thúc, Liên Hiệp Quốc sẽ tuyên Nghị Quyết lên án sự bắt giữ và giam cầm 3 tù nhân lương tâm nói trên là độc đoán.

  

Luật  Sư NGUYỄN HỮU THỐNG

 Trong Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền

              (Tháng 5-2007)

 

 

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

http://nguyenhuuthong.blogspot.com

 

ANTI-STATE PROPAGANDA: CRIME OR RIGHT?

 

Communication to the United States Congress

 

                                                           

            Over the past 30 years, Father Nguyen Van Ly has been imprisoned four times altogether:

-        In 1977, he was detained for four months by the Vietnamese Administration for "propaganda against the socialist regime".

 

-        In 1983, he was sentenced by the Court to 10 years in prison for "sabotage of the national unity policy".

 

-        After 9-11, in October 200l, The Vietnamese Communist Party escalated its repression and condemned him to 15 years in prison for "sabotage of the national unity policy" and "violation of the administrative internment decision".

 

-        And on March 30, 2007, he was sentenced to eight years in prison for "propaganda against the Socialist Republic of Vietnam".

 

Six weeks later, on May 11, 2007, Human Rights Lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan were sentenced respectively to five and four years in prison for the same offense.

 

Those are serious crimes of violation of national security with prison terms up to 12 or 20 years.  Yet, the guarantees necessary for the defense were not observed. The Vietnamese Government has adopted the inquisitory system in which the judges act as prosecutors and the proceedings are conducted secretly. In those cases, the investigations and reports have been made without the presence and counseling of independent attorneys. 

 

At the hearing, Father Ly and his four associates could not defend themselves in person or through legal assistance. The hearing was opened at 8AM and the judgement was pronounced at noon after four hours of testimony and deliberation. In the Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan case, the accused only had a very short amount of time to prepare for their defense. 

 

 They were notified of their indictments on May 4, 2007 and the sentence was rendered seven days later, on May 11, 2007. This short time frame is a flagrant violation of the right of the defendants to have adequate time and facilities for the preparation of their defense and to communicate with their counsels, pursuant to Article 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR).

 

A study of the judiciary history of Vietnam reveals that, in political trials, the courts have tended to hand out predetermined sentences under the directives of the Communist Party.

 

Since the 1990s, the following six political trials:

1)     the verdict of  November 29, 1991 sentencing Doctor Nguyen Dan Que to 20 years in prison for rebellion or having activities aimed to overthrow the people's government;

2)      the verdict of October 19, 2001 sentencing Father Nguyen Van Ly to 15 years for sabotage of the national unity policy and violation of the administrative internment decision;

3)     the verdict of November 8, 2002 handing Lawyer Le Chi Quang a four-year sentence for anti-state propaganda;

4)     the verdict of December 20, 2002 condemning Veteran Nguyen Khac Toan to 12 years for espionage;

5)     the verdict of March 30, 2007 sending Father Ly to prison for eight years for anti-state propaganda; and

6)     the verdict of May 11, 2007 sentencing Attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan  to five and four years, respectively, for the same offense;

 

show striking similarities in that all six cases were judged summarily in just a few hours and on Fridays. The clear intention was to minimize the reaction of the mass media and to divert the attention of the general public in the upcoming weekend.

 

            Propaganda against the regime or propaganda against the state does not constitute a crime.  Propaganda is merely the exercise of the right to freedom of opinion and freedom of expression.  Together with the freedom of association, specifically the right to form opposition parties and independent trade unions, these rights are protected by Articles 19 and 22 of the ICCPR, and by Article 69 of the Vietnamese Constitution.  Therefore, the sentences against Father Ly and associates, and the two Attorneys, have clearly violated the national constitution and the international covenant.

 

            Propaganda against the regime and propaganda against the state are both fictitious crimes nonexistent in the penal codes of civilized nations around the world.

 

            Pursuant to Article 15 of the ICCPR "no one shall be held guilty of any criminal offense on account of any act which did not constitute a criminal offense, under national or international law, [where international law means] the general principles of law recognized by the community of nations".

 

Regarding the crime of propaganda against the regime, in the middle of the 19th century, when Karl Marx issued the Communist Manifesto calling on the proletariat around the world for an armed uprising to overthrow capitalist governments, he was not prosecuted by the Court in London for the crime of propaganda against the capitalist regime.

 

Following the Democratic Revolution in Eastern Europe, in the 1990's, human civilization has thrown off into history the so-called socialist regime.  For this reason, the Vietnamese Communist Party has changed the name of the offense, from propaganda against the regime (former Article 82) to propaganda against the state (new Article 88).

 

            In their indictments, Father Nguyen Van Ly and Lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan were charged with the crime of propaganda against the state pursuant to Article 88, Section 1, Items (a) and (c) of the Penal Code.  They were held responsible for defaming the state, and for slanderous acts against the government through distorted propaganda and the storage and distribution of documents attacking the authorities.

 

            Article 88, Section 1, Item (b) also condemns as anti-state propaganda any political act of "using psychological warfare to spread confusion among the people".  This is an obsolete crime, a vestige of the Cold War.  The Communists consistently confuse the law with politics.  They have invented fictitious non-judiciary crimes, such as being reactionary, anti-revolutionary, wicked landlord, capitalist comprador, anti-party revisionist, anti-communist writer or artist etc.  For them, politics comes first and the law is but a tool.  The Penal Code of 1985 confirms this fact: "In the legal system of the Socialist Republic of Vietnam, the criminal law is a sharp instrument to consolidate the dictatorship of the proletariat and to protect the socialist regime".       

 

            With this frame of mind, they have promulgated penal codes establishing false, fictitious, coercive, and preposterous crimes, with overbroad and vague incriminating elements, such as the crimes of anti-socialist propaganda, anti-state propaganda, abusing the democratic freedoms, sabotaging the policy of national unity, sabotaging the policy of international unity, espionage, rebellion or having activities aimed at overthrowing the government, etc. 

 

            In 1982, Vietnam became a State Party of the ICCPR, and, therefore has a legal obligation to respect, adopt and enforce the provisions stipulated in the Covenant.

 

Pursuant to Article 2 of the Covenant "each State Party to the present Covenant undertakes to respect and to ensure to all individuals within its territory the rights recognized in the present Covenant. Where not already provided for by existing legislative measures, each State Party undertakes to adopt such laws and to give effect to the rights recognized in the present Covenant".

 

 For those States Parties that do not adopt such provisions in their national laws or constitutions, the articles on human rights and fundamental freedoms protected by the Covenant shall have full force and credit in national and international courts.

 

Furthermore, pursuant to Article 5 of the Covenant "nothing in the present Covenant may be interpreted as implying for any State any right to engage in any activity or perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms recognized herein."

 

             Political propaganda is not a crime, even if it is propaganda against the government, the regime, or the state.  It is merely the exercise of the freedom of thought and opinion, the freedom of expression, the right to opposition, the right to participate in government, and the right to change the government through free and fair elections according to the Principle of People's Self-Determination, by which "the will of the people shall be the basis of the authority of government". This principle is acknowledged by  Article 21 of the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), Article 1 of the United Nations charter, and Article 1 of the ICCPR.

 

            Concerning the right to freedom of peaceful assembly and association, there are no political conspiracies in countries dedicated to political freedom and free expression of ideas and information, how distasteful they may be. The only activities not protected by the ICCPR are political gatherings to incite the violent overthrow of the government by arms.

 

            Because individuals are not saints, society needs a government.  And because those who hold power are not saints, citizens need the right to control, oppose, sanction, and replace the government.  Without the freedom of opinion, the freedom of expression, of discussion and criticism, democracy cannot exist.  If people do not have the right to free election in order to participate in government and to replace the government, then the party in power will become dictatorial, corrupt, unjust, or incompetent.

 

            Therefore, political propaganda to denounce a government that is dictatorial, corrupt, unjust, or incompetent is a necessity in a multi-party democratic system.  Such propaganda is not a crime. It is a right.  In cases where this right is protected by the rule of law, independent courts do not condemn and confiscate communist publications which constitute, in essence, propaganda against the capitalist regime and state.

 

The court considers such activities as the exercise of the freedom of opinion, and the freedom of expression to debate doctrines in the abstract.  Only when there are organized armed movements to overthrow the government, with a beginning of execution that represents a real and present danger to the national security, will the activists be prosecuted, not for the false crime of propaganda against the state, but for rebellion.

 

Together with the right to freedom of opinion and freedom of expression, the right to opposition or the resistance to oppression has been acknowledged in the Preamble of the UDHR: "The disregard and contempt for human rights have resulted in barbarous acts which have outraged the conscience of mankind. And, it is essential, if man is not to be compelled to have recourse, as a last resort, to rebellion against tyranny and oppression, that human rights should be protected by the rule of law."

 

            The Declaration of The Rights of Man and Citizen of 1789 declares: "Men are born and remain free and equal in rights. The aim of every political association is the preservation of the natural and imprescriptible rights of man. These rights are liberty, property, security, and resistance to oppression. The free communication of ideas and opinions is one of the most precious of the rights of man".

 

            The Declaration of Independence of 1776 asserts:

 

"We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable rights, that among these are life, liberty and the pursuit of happiness. That to secure these rights, governments are instituted among men, deriving their just powers from the consent of the governed. That whenever any form of government becomes destructive of these ends, it is the right of the people to alter or to abolish it, and to institute new government, laying its foundation on such principles and organizing its powers in such form, as to them shall seem most likely to effect their safety and happiness.

 

When a long train of abuses and usurpations evinces a design to reduce [the people] under absolute despotism, it is their right, it is their duty, to throw off such government, and to provide new guards for their future security."

 

In its Joint Resolution of May 5, 1994, the Congress of the United States "urges Hanoi to release all political prisoners; to restore all basic human rights, such as freedom of speech, religion, movement, and association; to abolish the single-party system and permit the functioning of all political organizations without intimidation or harassment."

 

For the reasons mentioned above, if the cases of Father Nguyen Van Ly and of Attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan are submitted to the Council for Human Rights at the United Nations, then the Working Group on Arbitray Detention will handle the cases. And at the conclusion of the investigation, The United Nations should hand out a resolution denouncing the detentions of these  prisoners of conscience as arbitrary.

 

Thank you for your consideration in this matter.

  

                        Respectfully submitted,

 

Executed on May 23, 2007.

 

Nguyen Huu Thong, Attorney

President of the Lawyers Committee for People's Rights (U.S.A.)

 

Tran Thanh Hiep, Lawyer

President of the Vietnam Center for Human Rights (France)

 

(Zuc) Tang Duc Dao, Solicitor

Jurists Committee for Democracy in Vietnam (Australia)

 

                        By Nguyen Huu Thong

 Attorney at Law to the California Supreme Court